Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?

Câu 3: (Trang 108 - SGK Ngữ văn 9) Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là gỡ tội. Em hãy tìm hiểu:
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư
Các lí lẽ của HT đã tác động tới Kiều như thế nào?
Qua lời đối đáp của HT. em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật?


Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: rất đáng khâm phục, chặt chẽ, lôgíc.

  • Thứ nhất, Hoạn Thư biện hộ rằng mình là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình.
  • Thứ hai , Hoạn Thư ngầm kể công riêng với Kiều, nhắc đến chuyện khi nàng ra khỏi Quan Âm Gác có mang theo một ít chuông vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư đã không cho người đuổi theo.
  • Thứ tư, Hoạn Thư bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với nàng Kiều: Lòng riêng riêng những kính yêu.
  • Thứ năm, cao tay hơn Hoạn Thư đã nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình trót đã gây việc chông gai và mong được Kiều tha thứ còn nhờ lượng trời bể của Kiều

Tác động tới Kiều: Sự phải lời của Hoạn Thư đã làm cho cơn giận của Kiều nguôi ngoai, và đặt nàng vào tình thế làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen đành phải tha bổng cho Hoạn Thư.
Nhận xét tính cách Hoạn Thư: Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà  Kiều khó lòng bác bỏ được.HT là con người khôn ngoan, lọc lõi, đầy bản lĩnh. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình. Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao".

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn soạn văn câu 3 trang 108 ngữ văn 9 tập 1, soạn bài câu 3 trang 108 ngữ văn 9 tập 1, trả lời câu 3 trang 108 ngữ văn 9 tập 1, Thúy Kiều báo ân báo oán

Bình luận

Giải bài tập những môn khác