Mười câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân

Câu 1: (Trang 108 - SGK Ngữ văn 9) Mười câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân
Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?
Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói với Hoạn Thư?


Nhận xét về Thúy Kiều:

  • Thuý Kiều là một người rất nặng tình, nặng nghĩa. Thúc Sinh đã có ơn cứu nàng ra khỏi lầu xanh, nhưng lại để mặc nàng cho Hoạn Thư hành hạ mà không giúp được gì cho nàng. Sau đó nàng bơ vơ, cô độc một mình chạy trốn ra khỏi Quan Âm Các, Thúc Sinh vẫn không hay biết. Thế nhưng nàng vẫn tạ ơn cho Thúc Sinh rất hậu hĩnh.

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.

  • Và còn dành cho Thúc Sinh những lời rất đẹp: “Nghĩa nặng tình non, cố nhân,...”
  • Nàng gọi Thúc Sinh là “Người cũ” mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là “cổ nhân” mang sắc thái trang trọng. Với nàng, Thúc Sinh là người có ơn sâu nghĩa nặng.

Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa.

Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố “Sâm Thương” cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc “Kẻ cắp bà già gặp nhau”, “Kiến bỏ miệng chén” thể hiện sự hạ thấp xem thường.


Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Từ khóa tìm kiếm Google: hướng dẫn soạn văn câu 1 trang 108 ngữ văn 9 tập 1, soạn bài câu 1 trang 108 ngữ văn 9 tập 1, trả lời câu 1 trang 108 ngữ văn 9 tập 1, Thúy Kiều báo ân báo oán

Bình luận

Giải bài tập những môn khác