Trong tự nhiên, có nhiều đồng vị không bền như 3H(tritium), 14C, 40K,...chúng bị biến đối thành hạt nhân nguyên tử khác, hiện tượng này gọi là gì.

1. Phóng xạ tự nhiên

Câu hỏi 1. Trong tự nhiên, có nhiều đồng vị không bền như 3H(tritium), 14C, 40K,...chúng bị biến đối thành hạt nhân nguyên tử khác, hiện tượng này gọi là gì.

Câu hỏi 2. Quan sát Hình 2.1 và đọc thông tin, cho biết đồng vị uranium nào tồn tại phổ biến trong tự nhiên?

Câu hỏi luyện tập

Xét 2 quá trình sau:

(1) Đốt cháy than củi (carbon) sẽ phát ra nhiệt lượng nấu chín thực phẩm;

(2) Đồng vị 14C phân huỷ theo phản ứng:

$_{6}^{14}\textrm{C}$ → $_{7}^{14}\textrm{N}$ + β.

Quá trình nào là phóng xạ tự nhiên? Giải thích.

Câu hỏi 3. Tia phóng xạ có những loại nào? Cho biết đặc điểm của từng loại.

Câu hỏi 4. Đặc điểm của hạt nhân nguyên tử xảy ra phóng xạ β và β+ khác nhau như thể nào? So sánh khối lượng và điện tích của hạt β, β+.

Câu hỏi 5. Trong 3 loại phóng xạ q, B, y, loại phóng xạ nào khác biệt cơ bản với 2 loại còn lại? Nêu sự khác biệt đó.

Câu hỏi luyện tập:

Khi chiểu chùm tia phóng xạ (∝, β, γ) đi vào giữa 2 bản điện cực, hướng đi của các tia phóng xạ thay đổi như thế nào?

Câu hỏi 6. Quan sát và nhận xét số khối, điện tích của các thành phần trước và sau phóng xạ hạt nhân.

Câu hỏi luyện tập

Vận dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích hoàn thành các phản ứng hạt nhân

$_{92}^{238}\textrm{U}$ → $_{Z}^{A}\textrm{Th}$ + $_{2}^{4}\textrm{He}$.

$_{93}^{239}\textrm{U}$ → $_{Z}^{A}\textrm{Pu}$ + $_{-1}^{0}\textrm{e}$.


Câu hỏi 1. Hiện tượng hạt nhân nguyên tử không bền, tự biến đổi thành hạt nhân nguyên tử khác, đồng thời phát ra tia phóng xạ gọi là hiện tượng phóng xạ tự nhiên.

Câu hỏi 2. Uranium tồn tại trong tự nhiên 2 loại đồng vị phổ biến, 235U chiếm 0,711%, 238U chiếm 99,284% (và một lượng rất nhỏ 234U).

Câu hỏi luyện tập

(1) Đốt cháy than củi, xảy ra phản ứng hoá học như sau: C + O2 → CO2 đồng thời toả ra nhiệt lượng. Quá trình biến đổi chất từ C thành CO2 không làm biến đổi hạt nhân nguyên tử carbon, nên không là quá trình phóng xạ.

(2) Đồng vị 14C phân huỷ theo phản ứng: $_{6}^{14}\textrm{C}$ → $_{7}^{14}\textrm{N}$ + β.

có sự biến đổi hạt nhân carbon thành nitrogen và phát bức xạ β, là quá trình phóng xạ tự nhiên.

Câu hỏi 3. 

Tia phóng xạ bao gồm hạt alpha (∝), beta (β) và bức xạ điện từ gamma (γ).

  • Hạt ∝ ($_{2}^{4}\textrm{He}$) là hạt nhân helium gồm 2 proton, 2 neutron và không có electron.
  • Hạt β ($_{-1}^{0}\textrm{e}$) có điện tích -1 và số khối bằng 0.
  • Hạt β($_{+1}^{0}\textrm{e}$) còn gọi là positron, có cùng khối lượng với electron và mang điện tích +1.
  • Bức xạ γ không làm thay đổi hạt nhân trước và sau khi phát bức xạ, nhưng làm giảm năng lượng của hạt nhân.

Câu hỏi 4.

Phóng xa β xảy ra trong các hạt nhân có nhiều neutron, khi neutron chuyển thành proton và electron có năng lượng cao.

Phóng xạ β+ xảy ra trong các hạt nhân có nhiều proton, khi proton chuyển thành neutron và positron có năng lượng cao.

Hạt β và hạt β+ có cùng khối lượng với electron (me = 9,11x10-28  g);

β có điện tích âm (—1), β+ có điện tích dương (+1).

Câu hỏi 5.

Gamma (γ) có đặc điểm khác 2 loại phóng xạ còn lại, là hạt không có khối lượng, không

mang điện tích và có tính đâm xuyên mạnh.

Vì vậy, sau khi phát ra phóng xạ y, số khối và điện tích hạt nhân không đổi, nhưng làm giảm năng lượng của hạt nhân.

Câu hỏi luyện tập:

Khi chiếu chùm tia phóng xạ đi vào gữa 2 bản điện cực, hạt ∝ mang điện tích dương, sau khi ra khỏi 2 bản điện cực sẽ bị lệch về cực âm, hạt β mang điện tích âm sẽ bị lệch về cực

dương, tia γ không mang điện tích nên truyền thằng. Có thế mô tả như hình dưới.

 

Câu hỏi 6:  

Phóng xạ ∝: Sau phóng xạ ∝, điện tích hạt nhân nguyên tử giảm 2 đơn vị và số khối giảm 4 đơn vị.

Phóng xạ β: Sau phóng xạ β, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng 1 đơn vị, số khối không đổi.

Phóng xạ β+: Sau phóng xạ β+, điện tích hạt nhân nguyên tử giảm 1 đơn vị, số khối không đổi.

Phóng xạ γ  không làm thay đổi điện tích hạt nhân nguyên tử và số khối của hạt nhân.

Câu hỏi luyện tập

$_{92}^{238}\textrm{U}$ → $_{Z}^{A}\textrm{Th}$ + $_{2}^{4}\textrm{He}$

Áp dụng định luật bảo toàn số khối ta có: 238 = A + 4 → A = 234

Áp dụng bảo toàn điện tích ta có: 92 = Z + 2 → Z = 90 

Phương trình phản ứng hạt nhân: $_{92}^{238}\textrm{U}$ → $_{90}^{234}\textrm{Th}$ + $_{2}^{4}\textrm{He}$.

$_{93}^{239}\textrm{U}$ → $_{Z}^{A}\textrm{Pu}$ + $_{-1}^{0}\textrm{e}$.

Áp dụng định luật bảo toàn số khối ta có: 239 = A + 0 → A = 239

Áp dụng bảo toàn điện tích ta có: 93 = Z - 1 → Z = 94 

Phương trình phản ứng hạt nhân:

$_{93}^{239}\textrm{U}$ → $_{94}^{239}\textrm{Pu}$ + $_{-1}^{0}\textrm{e}$.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Chân trời, giải CĐ hóa học 10 CTST, giải CĐ hóa học 10 Chân trời bài 2 Phản ứng hạt nhân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác