Phản ứng hạt nhân trong thí nghiệm của Rutherford và Chadwick có khác biệt cơ bản nào với sự phóng xạ tự nhiên?

2. Phản ứng hạt nhân

Câu hỏi 7. Phản ứng hạt nhân trong thí nghiệm của Rutherford và Chadwick có khác biệt cơ bản nào với sự phóng xạ tự nhiên?

Câu hỏi 8. Nêu sự khác nhau cơ bản của phản ứng hạt nhân với phản ứng hoá học.

Câu hỏi 9. Quan sát Hình 2.4 và Ví dụ 1, hãy so sánh số khối của các mảnh phân hạch với số khối của hạt nhân ban đầu.

Câu hỏi 10. Phản ứng nhiệt hạch được xem là phản ứng ngược lại với phản ứng phân hạch. Giải thích.

Câu hỏi 11. Đồng vị phóng xạ nhân tạo được tạo ra như thế nào?

Câu hỏi 12. Trong Ví dụ 2, đồng vị nào là đồng vị phóng xạ nhân tạo?

Câu hỏi luyện tập: So sánh điểm giống và khác nhau của phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo.


Câu hỏi 7. 

  • Sự phóng xạ tự nhiền là quá trình tự biến đổi hạt nhân không bền vững xảy ra trong
  • tự nhiên, gọi là đồng vị phóng xạ tự nhiên.
  • Dựa trên lí thuyết, nguyên tố phóng xạ phân rã ra đồng vị bền và hạt ∝, thì có thể dùng
  • hạt ∝ bắn phá vào hạt nhân bền để nghiên cứu, bắt đầu bằng các hạt nhân nhẹ. Trong thí nghiệm của Rutherfor, ông dùng hạt ∝ bắn phá hạt nhân 14N,thí nghiệm của Chadwick dùng hạt ∝ bắn phá hạt nhân 9Be. Đây là phản ứng hạt nhân nhân tạo.

Câu hỏi 8. 

Phản ứng hạt nhân không phải là phản ứng hoá học, là khi hạt nhân bị biến đổi thành hạt nhân nguyên tử của nguyên tố khác (kèm theo độ hụt khối giữa các hạt nhân nguyên tử). Phản ứng hoá học tạo ra sự biến đổi giữa các chất, không làm thay đổi thành phần các nguyên tố tham gia, vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng.

Câu hỏi 9.

Các mảnh phân hạch được tạo ra có số khối nhỏ hơn số khối của hạt nhân mẹ ban đầu. Cùng hạt nhân mẹ có thể tạo ra các mảnh phân hạch cùng nguyên tố, khác số khối; khác nguyên tố...

$_{0}^{1}\textrm{n}$ + $_{92}^{235}\textrm{U}$ →  $_{92}^{236}\textrm{U}$ → $_{56}^{141}\textrm{Ba}$ + $_{36}^{92}\textrm{Kr}$ + 3$_{0}^{1}\textrm{n}$.

$_{0}^{1}\textrm{n}$ + $_{92}^{235}\textrm{U}$ →$_{92}^{236}\textrm{U}$ → $_{56}^{144}\textrm{Ba}$ + $_{36}^{90}\textrm{Kr}$ + 2$_{0}^{1}\textrm{n}$.

$_{0}^{1}\textrm{n}$ + $_{92}^{235}\textrm{U}$ →  $_{92}^{236}\textrm{U}$ → $_{39}^{95}\textrm{Y}$ + $_{53}^{138}\textrm{I}$ + 3$_{0}^{1}\textrm{n}$.

Câu hỏi 10.

Phản ứng phân hạch là khi một hạt nhân mẹ bị vỡ thành các mãnh phân hạch là các hạt nhân con có số khối nhỏ hơn; đối với phản ứng nhiệt hạch, là quá trình 2 hạt nhân nhẹ hợp lại để tạo thành hạt nhân mới nặng hơn.

Câu hỏi 11. 

Khi thực hiện bản phá (thường dùng hạt ∝) vào các hạt nhân của đồng vị bền để tạo ra các đồng vị kém bền, gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo. Các đồng vị này phân rã để tạo hạt nhân khác đồng thời phát bức xạ, quá trình này giống hiện tượng phóng xa tự nhiên.

Câu hỏi 12. 

Khi bản phá 27AI bằng hạt ∝, tạo ra đồng vị  30P không bền, phát phóng xạ  β+  và tạo thành 30Si

$_{2}^{4}\textrm{He}$ + $_{13}^{27}\textrm{Al}$ →  $_{15}^{30}\textrm{P}$ + $_{0}^{1}\textrm{n}$ và $_{15}^{30}\textrm{Si}$ + β+ 

Vậy, đồng vị 30P là đồng vị phóng xạ.

Câu hỏi luyện tập

Điểm giống nhau: Đều là phản ứng biến đổi hạt nhân, trong quá trình biến đổi phát ra tia phóng xạ.

Điểm khác nhau

Phóng xạ tự nhiênPhóng xạ nhân tạo
Phóng xạ tự nhiên là hiện tượng các nguyên tố tự phát ra tia phóng xạ, không do tác động bên ngoài.Phóng xạ nhân tạo là quá trình biến đổi hạt nhân không tự phát, gây ra bởi tác động bên ngoài lên hạt nhân.

Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Chân trời, giải CĐ hóa học 10 CTST, giải CĐ hóa học 10 Chân trời bài 2 Phản ứng hạt nhân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác