Tìm hiểu về các vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a, An-đét (vị trí, đặc điểm, sự hình thành....).

Vận dụng

Tìm hiểu về các vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a, An-đét (vị trí, đặc điểm, sự hình thành....).


 1. Vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a

 - Himalaya hay còn gọi là Hy Mã Lạp Sơn là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.

 - Himalaya là một trong những dải núi trẻ nhất trên Trái Đất và bao gồm chủ yếu là các đá trầm tích và đá biến chất được nâng lên. Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của nó là kết quả của sự va chạm lục địa hoặc tạo núi dọc theo ranh giới hội tụ giữa mảng Ấn-Úc và mảng Á-Âu. Dải núi này được xem là núi nếp uốn.

 2. Vùng núi trẻ An-đét

 - An-đét có thể được chia thành 3 khu vực: Nam An-đét (phía nam của Llullaillaco) ở Argentina và Chile; Trung Andes ở Ecuador, Peru và Bolivia. Bắc Andes (phía bắc của Nudo de Pasto) ở Venezuela và Colombia gồm 3 dải chạy song song nhau, phía tây, trung và đông.

 - Dãy An-đét đi qua 7 nước: Venezuala, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Chile và Argentina. Dãy núi Andes hùng vĩ có độ cao trung bình là 3.900m, có rất nhiều ngọn cao trên 6.000m, cao nhất là ngọn Aconcagua khoảng 6.964m.


Trắc nghiệm Địa lý 10 Kết nối tri thức bài 6 Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: giải địa lí 10 kết nối tri thức, giải sách kết nối tri thức 10 môn địa lí, giải địa lí 10 sách mới bài 6, bài6 Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Xem thêm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác