Thực hiện các bài tập trong SGK Ngữ văn 10, tập một, tr 127:

B. TIẾNG VIỆT

Thực hiện các bài tập trong SGK Ngữ văn 10, tập một, tr 127:

1. a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phim làm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải?

b. Nhận xét về cách tác giả chú thích các hình ảnh định kèm độ dài của phần chú thích hình ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chủ thích với văn bản chính,

2. Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đổ, chẳng hạn như các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường biểu đồ tròn như trong SGK Ngữ văn 10, tập một, tr.127. Theo bạn, có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh hoạ đó bằng dạng khác không? Vì sao?


Câu 1.

 Bạn nên thực hiện yêu cầu này theo các bước:

Xem lại tác dụng của việc sử dụng kết hợp các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin (dạng thuyết minh tổng hợp).

- Đối chiếu các hình minh hoạ trong bài với các đoạn thuyết minh bằng lời trong văn bản và đưa ra câu trả lời về tác dụng minh hoạ gọi mở của các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương.

- Nêu tác dụng chung của cả 3 hình minh hoạ và tác dụng riêng của mỗi hình (Hình 1: Cần đàn ghi-ta thường và cần đàn ghi-ta phím lõm (tr.124); Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương (tr.125);

Hình 3: Đàn ghi-ta phim lõm trên sân khấu cải lương với nghệ sĩ đàn ghi-ta phím lõm và nghệ sĩ ca cải lương)

Yêu cầu b: Nhận xét được cách tác giả chủ thích các hình ảnh đính kèm: độ dài của phần chú thích hình ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính,...Gợi ý:

-Độ dài của phần chú thích hình ảnh thường là một cụm từ ngắn gọn, tương xứng hài hoà với kích cỡ tranh ảnh trong hình minh hoạ.

Ví dụ Hình 1: Cần đàn ghi-ta thường và cần đàn ghi-ta phím lõm

Hình 3: Đàn ghi-ta phim làm trên sân khấu cải lương (Nguồn: Nguyễn Á, Đờn ca tài tử — Lời tự tình của dân tộc, quê hương,

NXB Thông tấn, 2015) -Có mối liên hệ kết nối, bổ sung thông tin hay thuyết minh qua lại giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính,... Lời chú thích "Hình 2: Các nhạc cụ phổ biến trong dàn nhạc cải lương" rất ngắn gọn nhưng rất rõ ràng cho biết sơ đồ 4 nhánh trên là 4 bộ trong dàn nhạc cải lương, mỗi bộ có một hoặc một nhóm nhạc cụ. Cả cụm hình ảnh và lời chú thích minh hoạ cho đoạn thuyết minh về dàn nhạc cải lương, trong đó có đàn ghi ta phim lõm (thuộc Bộ gảy, nhánh thứ hai trong 4 nhánh).

Câu 2

Bài tập đưa ra một số dạng biểu đồ biểu đồ cột (Hình 1. Tổng dân số), biểu đồ đường (Hình 2. Tỉ lệ tăng dân số), biểu đồ tròn (Hình 3. Tỉ lệ giới tinh) và hỏi về khả năng thay thế.

Để có câu trả lời thuyết phục, bạn thử đưa ra một số khả năng thay thế, ví dụ, thay biểu đồ tròn (hình 3) về tỉ lệ giới tinh bằng biểu đồ đường về tỉ lệ tăng dân số (hình 2) hay biểu đồ cột về tổng dân số (hình 1). Sau đó, xác định trường hợp nào có thể thay thế, trường hợp nào không thể thay thế và giải thích li do, nêu một vài lưu ý, nếu có. Chẳng hạn:

- Biểu đồ tròn dùng để mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%). Biểu đồ đường thể hiện tiến trình phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Biểu đồ cột mô tả sự phát triển của một đối tượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng

- Dạng biểu đồ tròn (hình 3) thường không dùng thay thế cho biểu đồ cột (hình 1) hoặc biểu đồ đường (hình 2) và ngược lại, vì biểu đồ tròn mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%) trong khi hai loại biểu đồ kia không có tác dụng như vậy. Tuy nhiên, cần lưu ý, trong trường hợp này, chúng la vẫn có thể dùng biểu đồ cột để mô là các số liệu về tỉ lệ giới tỉnh trong biểu đồ tròn (hình 3) như sau:

 

Dạng biểu đồ cột (hình 1) và biểu đồ đường (hình 2) thường có thể thay thể cho nhau vì cùng có tác dụng mô tả tiến trình phát triển của một đối tượng hoặc so sánh độ lớn giữa các đại lượng. Tuy nhiên, khi cần biểu thị tiến trình phát triển của nhiều đối tượng thì dạng biểu đồ đường sẽ phù hop hon.

Kết luận: Mỗi dạng biểu đồ thường có chức năng, ưu thế riêng trong việc truyền tải thông tin, minh hoạ thông tin. Người viết văn bản thông tin thường phải cân nhắc rất kĩ khi thiết kế biểu đồ mô tả các số liệu. Trong trường họp cần và có thể thay thế thì phải cân nhắc kĩ và có những điều chỉnh cho phù hợp.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác