Tại sao lại có sự khác biệt về ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả phản ứng phân huỷ H2O2 tạo ra khí O2 trong thí nghiệm A và B nêu trên?
Câu hỏi 4. Tại sao lại có sự khác biệt về ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả phản ứng phân huỷ H2O2 tạo ra khí O2 trong thí nghiệm A và B nêu trên?
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi khuẩn. Mỗi loại vi sinh vật phát triển trong một giới hạn nhiệt độ nhất định, dựa vào khoảng nhiệt độ phát triển tối ưu, vi khuẩn có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm ưa ấm có nhiệt độ tối ưu giữa 20$^{o}$C-45$^{o}$C, nhóm ưa lạnh có nhiệt độ tối ưu dưới 20$^{o}$C và nhóm ưa nóng có nhiệt độ tối ưu trên 45$^{o}$C. Ở nhiệt độ quá thấp vi khuẩn không phát triển được nhưng có thể còn sống; còn ở nhiệt độ cao hoặc rất cao thì vi khuẩn bị tiêu diệt.
Nhiệt độ thấp: Ở nhiệt độ thấp các phản ứng chuyển hóa của vi khuẩn bị giảm đi, có thể bị ngừng lại. Một số vi sinh vật bị chết nhưng đa số vẫn sống trong thời gian dài. Lúc làm đông băng vi sinh vật thì một số bị chết, nhưng nếu làm đông băng rất nhanh thì số vi sinh vật sống sót nhiều hơn. Người ta sử dụng đặc điểm này để bảo quản các chủng vi khuẩn ở nhiệt độ thấp.
Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có khả năng giết chết vi khuẩn. Sức đề kháng của vi khuẩn với nhiệt độ cao tùy từng chủng loại và tùy theo ở trạng thái sinh trưởng hay ở trạng thái nha bào. Đa số các vi khuẩn ở trạng thái sinh trưởng ở nhiệt độ 56-60$^{o}$C trong 30 phút là chết và ở 100$^{o}$C thì chết ngay. Thể nha bào chịu được nhiệt độ cao hơn và lâu hơn ở 121$^{o}$C trong 15-30 phút ở nồi hấp mới chết hoặc ở 170$^{o}$C trong 30 phút - 1 giờ ở nhiệt khô mới bị tiêu diệt.
Bình luận