Soạn bài Nhớ rừng – Ông đồ: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Nhớ rừng

2. Tìm hiểu văn bản

a) Nối số thứ tự ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B để có được ý chính của từng đoạn trong bài thơ Nhớ rừng:

………………

d) Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ?

3. Tìm hiểu về câu nghi vấn

a) Đọc lại bài thơ Nhớ rừng và chỉ ra những câu nghi vấn trong bài thơ. Dấu hiệu nào về mặt hình thức cho biết đó là câu nghi vấn?

……………………

c) Theo em, câu nghi vấn được dùng để làm gì? Những từ ngữ nào thường được dùng trong câu nghi vấn.

4. Tìm hiểu về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

a) Đọc văn bản thuyết minh sau và thực hiện yêu cầu:

……………….

c) Theo em, khi viết một đoạn văn thuyết minh, cần xác định và sắp xếp ý như thế nào?


2. Tìm hiểu văn bản

a. Nối

(1) Tâm trạng uất hận, …. của con hổ.

(2) Nỗi hoài niệm … chúa sơn lâm.

(3) Nỗi thất vọng, uất hận, tiếc nuối quá khứ oanh liệt. 

(4)  Tâm trạng … vườn bách thú.

(5) Giấc mộng … chốn rừng thiêng.

b. Đồng ý với ý kiến của bạn Mai.

Một nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ đó là biện pháp đối lập. Đó là sự tương phản giữa cảnh thực tại và cảnh trong dĩ vãng, mộng tưởng. Và thông qua đó thể hiện thành công tâm sự của con hổ: chán ghét thực tại, khao khát tự do.

  • Đoạn 1 và đoạn 4: Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị giam cầm đầy tù túng với “cũi sắt”; bị nhốt cùng “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự”. Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn. Cảnh vật thì nhàm chán “không đời nào thay đổi”, sửa sang “tầm thường”, “giả dối”… Giọng điệu ở đây đầy sự giễu nhại, ngao ngán, chán nản và căm tức.
  • Đoạn 2 và 3: Cảnh núi non hùng vĩ xưa nơi con hổ từng ngự trị:

- Hình ảnh núi rừng oai linh, hùng vĩ hiện ra qua các hình ảnh rất gợi cảm và đặc sắc : bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc…

+ Những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

+ Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

- Cộng thêm là cách dùng đại từ xưng hô “Ta” đầy quyền uy và kiêu hãnh, góp phần tôn xưng tư thế của vị chúa sơn lâm.

c. Tâm sự của con hổ qua cảnh tượng vườn bách thú từ đọng, chật hẹp:

- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú. 

Tâm sự của con hổ qua cảnh núi rừng đại ngàn:

- Tâm trạng hoài niệm, nuối tiếc ngậm ngùi về một thời oanh liệt, hào hùng.

==> Tâm sự ấy của con hổ cũng chính là tâm trạng của nhà thơ cùng những người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ bất hòa sâu sắc với xã hội và họ khao khát tự do, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.

d. Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” , nhà thơ đã thể hiện một cách rất gợi cảm cảnh ngộ bị tước mất tự do, sự sa cơ và u uất của nhân dân ta khi bị mất nước, rơi vào cảnh nô lệ. Con hổ nuối tiếc một thời oanh liệt nơi rừng xanh cũng như chính nhân dân ta nhớ tiếc lịch sử chống giặc hào hùng của dân tộc. Vì vậy, việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” sẽ giúp tác giả có thể hiện một cách kín đáo, bóng bẩy những tâm sự của mình.

3. Tìm hiểu về câu nghi vấn

a. Những câu nghi vấn trong bài thơ:

- Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

- Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

- Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

- Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Dấu hiệu về mặt hình thức cho biết đó là câu nghi vấn:

- Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (?)

- Có chứa những từ để hỏi như: nào đâu, đâu

b. (1) Những câu nghi vấn trong đoạn trích:

- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?

- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?

- Hay là u thương chúng con đói quá?

(2) Các từ nghi vấn trong câu: không,  sao, Hay

(3) Các câu nghi vấn trên được dùng để hỏi.

c. Câu nghi vấn được dùng với chức năng chính là để hỏi.

Những từ ngữ thường được dùng trong câu nghi vấn: (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)....không, (đã)...chưa,...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).

4. Tìm hiểu về viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

a.(1) A. Diễn dịch

(2) Câu chủ đề: Thế giới đang đúng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.

Từ ngữ chủ đề: thiếu nước sạch

Các câu sau câu chủ đề có chức năng giải thích, bổ sung.

b. Viết đoạn văn

 Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng được công nhận là di sản văn hóa thế giới của nước ta. Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Vinh Hạ Long gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ. Thắng cảnh này thu hút du khách bởi những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Vịnh Hạ Long còn sở hữu hàng ngàn đảo đá với những hình thù sống động, đẹp như những tác phẩm điêu khắc. Hòn Đầu Người thì mang dáng vẻ của con người đang hướng về đất liền. Hòn Trống Mái thì trông tựa như hai con gà đang vờn nhau trên nước,… Không chỉ có vậy, Hạ Long còn là một trong những cái nôi của con người với nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng… Ngoài ra, sự nồng nhiệt và thân thiện của con người nơi đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho Vịnh Hạ Long trở thành một địa điểm du lịch không thể bỏ qua.

(Đoạn văn viết theo cách diễn dịch)

c. Khi viết một đoạn văn thuyết minh, cần xác định và trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức ( từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác