Soạn bài Cô Tô: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau:

2. Tìm hiểu văn bản

a. Văn bản Cô Tô được chia làm ba đoạn. Đọc lướt văn bản, nối nội dung tương ứng giữa cột A và cột B để điều chỉnh ý chính mỗi đoạn:

…….

h. Văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân mang đến cho em những hiểu biết và cảm xúc gì?

3. Tìm hiểu về các thành phần chính của câu.

a. Nhắc lại tên các thành phần của câu mà em đã đọc ở cấp Tiểu học.

…….


2. Tìm hiểu văn bản

a. Bố cục

Đoạn 1…- Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đi qua

Đoạn 2… Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô

Đoạn 3….Cảnh sinh hoạt và lao động của những người dân chài trên đảo vào buổi sáng sớm quanh chiếc giếng nước ngọt ở rìa đảo.

b.

Đoạn 1:

Các từ ngữ chỉ hình ảnh: Một ngày trong trẻo, cây thêm xanh mượt, nước biển lam biếc đậm đà hơn, cát lại vàng giòn hơn, lưới nặng mẻ cá giã đôi,…

Các từ ngữ chỉ màu sắc và ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.

Đoạn 2:

Các từ ngữ chỉ hình ảnh: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi,tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn, quả trứng hồng hào thăm thảm đường bệ đặt trên một mâm bệ đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng…

Các từ ngữ chỉ hình dáng và màu sắc: tròn trĩnh,  màu ngọ trai nước biển ửng hồng, sáng dần nên chất bạc nén,…

Các phép tu từ được sử dụng: so sánh

Đoạn 3:

Các chi tiết: Quanh giếng nước ngọt, vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ, chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…

Các hình ảnh: giếng nước, bãi đá, đoàn thuyền ra khơi, anh hùng Châu Hòa Mãn, chị Châu Hòa Mẫn bế con

Các phép tu từ được sử dụng: so sánh

c.

(1) 

  • Nhà văn thường sử dụng từ loại : Tính từ
  • Tác dụng: tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô

(2) 

  • Phép tu từ: so sánh ( vd: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi,tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn,...)
  • Tác dụng: Cách chọn lọc từ ngữ chính xác, những hình ảnh so sánh thật rực rỡ, tráng lệ => thể hiện niềm tin giao hòa hân hoan giữa con người và vũ trụ.

(3) Đặc điểm: tác giả sử dụng kết hợp thêm  biện pháp tu từ ( so sánh , nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ) và các từ láy đặc tả khiến câu văn hay, ngắn gọn, súc tích, ngôn từ trong sáng , giàu hình ảnh , đậm chất văn học 

d. Đoạn 1:

  • Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống
  • Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi
  • Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

=> vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

Đoạn 2: 

  • Vị trí quan sát: đầu mũi đảo
  • Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ
  • Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

=> cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

Đoạn 3:

  • Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân
  • Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình
  • Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.

=> sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân.

e. Cảm xúc của đạo của tác giả: tình cảm yêu mến của tác giả đối với cảnh vật thiên nhiên, mảnh đất Cô Tô và con người nơi đây

  • đoạn 1: yêu mến hòn đảo như chính những người dận nơi đây
  • đoạn 2: sự tò mò thích thú, say mê trước cảnh đẹp thiên nhiên, thấy được tình yêu quê hương đất nước
  • đoạn 3: yêu mến thân thiết khi hòa cùng cuộc sống của người dân nơi đây

g. chọn A, C, D

h. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô. Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người vùng đảo hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp.  Lời văn của Nguyễn Tuân làm cho ta thêm yêu đảo Cô Tô, yêu thiên nhiên và con người nơi đây, mong muốn có dịp đến nơi đây để có thể tự cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt diệu này.

3. Tìm hiểu về các thành phần chính của câu.

a. Tên các thành phần chính của câu đã học ở Tiểu học:

  • Chủ ngữ
  • Vị ngữ
  • Trạng ngữ.

b. Trạng ngữ: Sau trận bão

Chủ ngữ: hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu

Vị ngữ: cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.

c.

(1) thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu là chủ ngữ và vị ngữ.
(2) Thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu là trạng ngữ bởi vì khi bỏ thành phần trạng ngữ trong câu nội dung và ý nghĩa của câu không thay đổi.

d.

(1) Vị ngữ: ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. ( Vị ngữ là cụm từ, có 2 vị ngữ và là cụm động từ. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi Ai làm gì?) 

(2) Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. ( Vị ngữ là cụm từ, có 1 vị ngữ và là cụm tính từ. Vị ngữ trả lời cho câu Như thế nào?) 

(3) Vị ngữ: sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. ( Vị ngữ là cụm từ, có 1 vị ngữ và là cụm tính từ. Vị ngữ trả lời cho câu Như thế nào?) 

e. Trong ba câu văn nêu ở mục d), chủ ngữ của mỗi câu trả lời cho câu hỏi:

a) Một buổi chiều, ai ra đứng cửa hang như mội khi, xem hoàng hôn xuống?

b) Nơi đâu nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập? 

c) Sau trận bão, cái gì sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi? 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều