Soạn bài Cây tre Việt Nam: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: Cây tre Việt Nam (sgk vnen ngữ văn 6- tập 2 trang 72)

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Chọn câu phù hợp nhất với chủ đề của văn bản Cây tre Việt Nam.

…………

i) Vẻ đẹp nào của cây tre trong bài văn đã để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất? Vì sao?

3. Tìm hiểu về câu trần thuật đơn.

a) Đọc đoạn văn sau

…………

4. Tìm hiểu về thể thơ năm chữ.

 a.Đọc các đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

..........


2. Tìm hiểu văn bản

a. Tất cả các ý trên đều đúng

b. Nối: Đoạn 1:d, Đoạn 2: c, Đoạn 3: a, Đoạn 4:b

c. (1)+(2):

* Tính từ, nhân hóa, so sánh:

  • Ở đâu tre cũng xanh tốt.
  • Dáng mộc mạc, màu nhũn nhặn.
  • Thanh cao,giản dị, chí khí như người.

=> Tác dụng:  Đẹp bình dị, có sức sống mãnh liệt, nhiều phẩm chất quý báu.

* Nhân hóa: Bóng tre trùm lên âu yếm… Giúp người trăm nghìn công việc khác nhau, Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

=> Tác dụng : Nhân hóa tre như một người bạn, một thành viên trong gia đình.

* Nhân hóa, liệt kê, điệp ngữ: Tre : chống lại, xung phong, giữ, hi sinh; tre, anh hùng lao động!; Tre, anh hùng chiến đấu!

=> Tác dụng: Tre như người chiến sĩ  dũng cảm, kiên cường

* Điệp từ “là”: là khúc nhạc đồng quê, là bóng mát, là biểu tượng cao quý của dân tộc.

=> Tác dụng: khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa cây tre với dân tộc

* Hình ảnh ẩn dụ: "măng non mọc thẳng" => Tác dụng biểu tượng của thế hệ trẻ -tương lai của đất nước

 (3) Những phẩm chất của cây tre: giản dị, mộc mạc, thanh cao, kiên cường, dẻo dai

(4)  Tính từ là từ loại được dùng nhiều nhất để nói về những phẩm chất đó.

d. Trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động:

  • Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn
  • Tre là cánh tay của ngừoi nông dân
  • Tre là người nhà
  • Tre gắn bó tình cảm gái trai , là đồ chơi trẻ con , nguồn vui tuổi già 
  • Tre với sống có nhau, chết có nhau, chung thủy

Trong chiến đấu

  • Tre là vũ khí : gậy tầm vông , chông tre
  • Tre xung phong vào xe tăng , đại bác

e. Tác giả mở đầu đoạn kết bằng hình ảnh  khúc nhạc đồng quê để nói về vẻ đẹp văn hóa độc đáo của cây tre.

Tác giả đã hình dung vị trí của cây tre trong tương lai: Khi đó sắt thép xi măng sẽ dần dần thay thế cho tre, nứa. Tuy vậy tre nứa vẫn sẽ còn mãi. Bởi lẽ cho dù cuộc sống có phát triển như thế nào tre nứa vẫn là một bản sắc dân tộc không thể thay thế được đối với nét văn hóa của người dân Việt Nam.

g. Những câu nói lên đặc điếm của cây tre:

  • Vào đâu che cũng sống ở đâu tre cũng xanh tốt
  • Dáng  tre vươn mộc mạc màu tre tươi nhũn nhặn
  • Rồi tre lớn lên cứng cáp dẻo dai vững chắc
  • Tre  trông thanh cao giản dị chí khí như người
  • Tre là thẳng thắn bất khuất…….

Câu văn đánh giá, nhận xét về cây tre: Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng thủy chung can đảm

=> Tác giả đã sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, bình luận.

Tác dụng: các câu thơ,  các câu văn ngắn cùng với những hình ảnh đối xứng nhịp nhàng có tác dụng đưa hình ảnh cây tre đến gần gũi với người đọc qua đó thể hiện những phẩm chất đặc điểm của cây tre. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động trong chiến đấu và trong đời sống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam

h. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

i. Hình tượng sâu đậm nhất là tre là vũ khí cho con người chống lại kẻ thù. Bởi vì hình tượng tre anh dũng chống lại xi măng cốt thép của kẻ thù để bảo vệ quê hương, đất nước tựa như những người chiến sĩ, người người dân Việt Nam kiên cường bất khuất.

3. Tìm hiểu về câu trần thuật đơn.

(1)  Câu trần thuật

Chưa nghe hết câu, tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.

Rồi với bộ điệu bộ khỉnh, tôi/ mắng

Chú mày/ hôi như cú mèo thế này, ta/ nào chịu được.

Tôi/ về, không một chút bận tâm.

(2) Câu do một cặp chủ ngữ- vị ngữ  (một cụm C-V) tạo thành

·       Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dà

·       Rồi với bộ điệu bộ khỉnh, tôi mắng

·       Tôi về, không một chút bận tâm.

Câu do hai hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành.

·       Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

(3) Tác dụng: dùng để kể, tả, nêu ý kiến

b. Chủ ngữ và vị ngữ các câu 

Chủ ngữ

Vị ngữ

Bóng tre

tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn

 mái đình mái chùa cổ kính.

thấp thoáng 

ta

ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời

người dân cày Việt Nam

dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang

Tre

ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

Tre, nứa, mai, vầu

vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.

=> Tả sự vật, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

4. Tìm hiểu về thể thơ năm chữ

a. (1) Cách ngắt nhịp:

  • Đoạn 1: 3/2
  • Đoạn 2: 2/3
  • Đoạn 3: 2/3

(2)

Đoạn 1: Gieo vần: mộng – lộng – hồng

Đoạn 2: Gieo vần: Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Lá vàng rơi trên giấy

 

Đoạn 3: Gieo vần: Em đi, như chiều đi/ Em ở, rừng mưa ở 

 

b. Tìm thêm đoạn thơ

Từ hồi về/ thành phố
quen ánh điện/ cửa gương
vầng trăng đi/ qua ngõ
như người dưng/ qua đường


Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều