Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên: mục B Hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau : Bài học đường đời đầu tiên.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Tóm tắt nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên

…..

3. Tìm hiểu về phó từ

a. Đọc văn bản sau chú ý các từ in đậm để thực hiện các yêu cầu 

……

4. Tìm hiểu chung về văn miêu tả.

a. Trong Bài học đường đời đầu tiên, có thể bớt các đoạn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc,... được không? Vì sao? Từ nhận xét đó, hãy nêu mục đích của văn miêu tả.

……


2. Tìm hiểu văn bản

a. Tóm tắt:

Đoạn trích kể về Dế Mèn, một chú dế thanh niên cường tráng, oai phong. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Dế Mèn rất khinh miệt một người bạn ở gần hang và gọi anh ta là Dế Choắt bởi anh ta quá ốm yếu. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

b. Văn bản có thể chia thành:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến … trong thiên hạ”. miêu tả vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách còn kiêu căng của Dế Mèn.
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến … “mang vạ vào mình đấy”: Mèn trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
  • Đoạn 3: còn lại: sự ân hận của Dế Mèn.

c. Về ngoại hình:

Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:

  • Càng: Mẫm bóng
  • Vuốt: cứng, nhọn hoắt
  • Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
  • Đầu: tò, nổi từng tảng rấy bướng…
  • Răng: đen nhánh
  • Râu: dài, cong.

Những chi tiết miêu tả hành động:

  • Đạp phanh phách
  • Vũ lên phành phạch
  • Nhai ngoàm ngoạm
  • Trịnh trọng vuốt râu
  • Đi đứng oai vệ…dún dẩy (khoeo), rung…(râu)
  • Cà khịa (với hàng xóm)
  • Quát nạt (cào cào)
  • Đá ghẹo (gọng vó)

=> tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả với những từ ngữ đặc sắc, đầy gợi tả bằng thủ pháp nhân hóa và so sánh sinh động. Bên cạnh đó, tác giả còn miêu tả từ khái quát đến cụ thể, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật.

d.

(1) Dế Mèn nông nổi trêu chị Cốc, Dế Mèn nhát gan lẩn đi mất, khiến chị Cốc tưởng nhầm Choắt, khiến Dế Choắt thiệt mạng oan.

(2) Bài học cho Dế Mèn chính là không được kiêu căng, tự phụ, xốc nổi của tuổi trẻ.

e.

  • (1) Tô Hoài có khả năng quan sát rất tỉ mỉ, miêu tả chi tiết và sống động. Các con vật được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Qua đó gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc
  • (2) Nhà văn có vốn ngôn ngữ phong phú, miêu tả phù hợp với tính cách, phẩm chất từng nhân vật. VD: Dế Choắt nhỏ bé, hiền lành, ốm yếu được miêu tả: người gầy gò, dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện, đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo ghile.
  • (3) Miêu tả xen kẽ kể chuyện, nhân vật trong chuyện được Tô Hoài miêu tả vô cùng chân thực, bên canh việc miêu tả nhân vật tính cách nhân vật cũng được thể hiện rõ nét hơn.

3. Tìm hiểu về phó từ

  • (1) Các từ đứng trước động từ, tính từ: đã, cũng, không
  • Các từ đứng sau động từ, tinh từ: rồi.

(2) Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các động từ, tính từ nhằm xác định rõ vị trí hành động, tình cách, biểu cảm cho nhân vật.

(3)

  • Phó từ là các từ đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ, có tác dụng bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
  • Phó từ có thể đứng trước hoặc sau động từ, tính từ

b. a-3, b-4, c-1, d-2, e-7, g-5, h-6

4. Tìm hiểu chung về văn miêu tả.

  • a. Nếu lược bớt các đoạn văn miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc, ... thì sự vật sẽ ko được sinh động, tính cách nhân vật không được bộc lộ rõ nét, và không tái hiện được những chuyện đã xảy ra => Không thể lược bỏ
  • Mục đích của văn miêu tả : Các con vật được miêu tả được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách) => gần gũi với thế giới con người.

b. Chọn tất cả đáp án trên.

c. điền từ

  • Văn miêu tả … hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
  • Văn miêu tả yêu cầu người viết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều