Quan sát Hình 3.1, cho biết số va chạm hiệu quả và khả năng xảy ra phản ứng của chất tham gia thay đổi như thế nào khi giá trị năng lượng hoạt hoá càng giảm?

I. NĂNG LƯỢNG HOẠT HOÁ

Câu hỏi 1. Quan sát Hình 3.1, cho biết số va chạm hiệu quả và khả năng xảy ra phản ứng của chất tham gia thay đổi như thế nào khi giá trị năng lượng hoạt hoá càng giảm?

Câu hỏi 2. Từ thông tin trong phần Khởi động, khi có chất xúc tác, năng lượng hoạt hoá của phản ứng chuyển hoá lactose tăng hay giảm? Giải thích. 

Câu hỏi luyện tập: Khả năng xảy ra của một phản ứng hoá học như thế nào khi năng lượng hoạt hoá của phản ứng rất lớn? Giải thích. 


Câu hỏi 1. 

Khi năng lượng hoạt hoá giảm, sẽ có nhiều phần tử đủ năng lượng vượt qua năng lượng hoạt hoá để tạo ra nhiều va chạm hiệu quả hơn, khả năng xảy ra phản ứng cao hơn, tốc độ phản ứng tăng. 

Câu hỏi 2. 

Từ thông tin trong phần Khởi động, khi có xúc tác enzyme lactase, giúp quá trình chuyển hoá lactose thành glucose và galactose dễ dàng hơn, nếu thiếu loại enzyme này, lactose không được tiêu hoá. Vậy, khi có xúc tác, năng lượng hoạt hoá của phản ứng chuyển hoá lactose giảm, phản ứng xảy ra dễ dàng hơn. 

Câu hỏi luyện tập

Năng lượng hoạt hoá của phản ứng càng lớn, càng có ít phần tử chất phản ứng đủ năng lượng để tạo ra các va chạm hiệu quả, phản ứng xảy ra rất chậm.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Chân trời, giải CĐ hóa học 10 CTST, giải CĐ hóa học 10 Chân trời bài 3 Năng lượng hoạt hoá của phản ứng hoá học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác