Nhận xét ảnh hưởng của enzyme đối với năng lượng hoạt hoá của phản ứng.

3. VAI TRÒ CỦA XÚC TÁC

Câu hỏi 5. Nhận xét ảnh hưởng của enzyme đối với năng lượng hoạt hoá của phản ứng. 

Câu hỏi luyện tập: Trong công nghiệp hoá chất, nhiều công đoạn sản xuất, người ta sử dụng chất xúc tác để tăng tốc độ của phản ứng, như: phản ứng tổng hợp SO3 từ SO2 và O2 dùng xúc tác V2O5. Hãy kể tên một số xúc tác cho các phản ứng mà em biết.

Câu hỏi vận dụng

Tại sao muốn cá, thịt nhanh mềm, người ta thường chế biến kèm với những lát dứa (thơm) hoặc thêm một ít nước ép của dứa?


Câu hỏi 5. 

Enzyme là chất xúc tác sinh học, có vai trò làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng.

Lưu ý: Năng lượng hoạt hoá của một phản ứng hoá học không thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Khi tăng nhiệt độ, sẽ có nhiều hơn phần tử chất tham gia đủ năng lượng để tạo ra các va chạm hiệu quả, tạo thành sản phẩm. Đối với một số phản ứng sử dụng chất xúc tác, chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng, giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Câu hỏi luyện tập:

Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 cần xúc tác Pt, trong công nghiệp sản xuất HNO3 phân bón chứa nguyên tố vi lượng N; trong nhiều phản ứng hữu cơ, cần xúc tác giúp phản ứng dễ xảy ra: phản ứng trùng hợp tạo ra các loại polymer, phản ứng tổng hợp CH3OH từ CHvà O2 ,... 

Câu hỏi vận dụng

Trong dứa (thơm) có loại enzyme bromelain thuộc loại enzyme protease có khả năng phân giải protein thành các chất đơn giản hơn (các peptide). Thịt, cá là loại thức phẩm chứa nhiều protein, khi đun nấu với dứa (nước ép của dứa) sẽ xúc tác cho quá trình phân giải chuỗi protein, thịt cá nhanh nhừ và cơ thể cũng dễ hấp thu hơn.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Chân trời, giải CĐ hóa học 10 CTST, giải CĐ hóa học 10 Chân trời bài 3 Năng lượng hoạt hoá của phản ứng hoá học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác