Phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ có tác dụng gì?

Câu hỏi 5. Phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu hỏi tu từ được đặt ở cuối bài thơ có tác dụng gì?


Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình: Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ và cuối cùng đọng lại trong cái “giật mình” ở cuối bài thơ. Ngay từ nhan đề bài thơ đã gợi ra vẻ đẹp mùa xuân rực rỡ, tròn đầy. Động từ trạng thái "chín" kết hợp với danh từ "mùa xuân" gợi cho ta liên tưởng về một mùa xuân đang vào giai đoạn đẹp nhất, căng tràn sức sống nhất. Đồng thời, bộc lộ sự tiếc nuối của thi nhân trước cái đẹp không thể níu giữ, kéo dài vĩnh viễn. Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngoại cảnh đến tâm cảnh. Mạch thơ được triển khai thông qua hệ thống hình ảnh, các biện pháp tu từ, sự phối hợp nhịp và vần trong toàn bộ bài thơ. Có thể thấy, nhân vật trữ tình vừa hòa mình với thiên nhiên, trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, vừa có những phút giây thoát li khỏi thực tại để trắc ẩn, ưu tư. Vì thế, giọng điệu bài thơ cũng được biến chuyển liên tục để phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Khi thì tha thiết, say sưa khi thì bị ngưng lại, tạo sự lắng đọng trong cảm xúc. 

Câu hỏi tu từ: Đây là câu hỏi của "khách xa" hay của chính tác giả đang tự hỏi chính mình "liệu năm nay chị ấy có còn gánh thóc dọc bờ sông hay không?". Câu thơ vừa diễn tả được hoạt động "gánh thóc" của đối tượng vừa miêu tả được không gian mùa hè với cái "nắng chang chang". Cách gieo vần "làng" - "chang chang" đã gợi ra sự vang vọng trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Khổ thơ đã thể hiện nỗi nhớ quê, khát khao giao cảm với đời, với người mãnh liệt của nhà thơ Hàn Mặc Tử.


Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 2 Mùa xuân chín ( Hàn Mặc Tử) (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác