Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần...

Câu 4: Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ. Chỉ ra những chỗ mà cách ngắt nhịp, gieo vần này có thể gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc (chú ý đến vai trò của các dấu câu, sự biến hoả của cách ngắt nhịp, vị trí gieo vần). Từ đó, hãy so sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật.


- Mô tả cách ngắn nhịp và gieo vần trong bài thơ:

+ Cách ngắt nhịp: Đoạn 1: 4/3 ; Đoạn 2: 2/2/3; Đoạn 3: 4/3; Đoạn 4: 2/2/3

+ Gieo vần trong bài thơ: Bài thơ gieo vần chân, vần bằng, ở các tiếng: Tan, vàng, sang (khổ 1) ; trời, đồi chơi (khổ 2) ; mây, ngây (khổ 3) ; làng, chang (khổ 4).

- Trong khổ thơ đầu tiên, dấu chấm ở câu thơ “Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang” đã gây ấn tượng rất mạnh tới người đọc, được người ta chú ý.

+ Câu thơ có một sự ngưng đọng, ngập ngừng cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng, vấn vương đón “bóng xuân sang", cảm xúc ngưng tụ như nín thở ấy ẩn mình vào dấu chấm giữa dòng thơ. Mạch thơ ngập ngừng như mạch cảm xúc.

+ Cách ngắt nhịp ở mỗi khổ thơ cũng có sự biến hóa. Chính sự biến hóa của cách ngắt nhịp này đã khiến giai điệu của bài thơ, lúc thì vui tươi hóm hỉnh, lúc trầm lắng suy tư.

+ Không chỉ vậy, vị trí gieo vần, cách gieo vấn ở mỗi khổ thơ có sự khác nhau cũng tạo nên sự đặc sắc cho cả bài thơ.

- So sánh mức độ chặt chẽ trong cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ này với một bài thơ trung đại làm theo thể Đường luật: 

Ví dụ trong bài thơ Đường luật:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

(Nguyễn Du, Độc Tiểu Thanh kí)

- Cả bài thơ được ngắt nhịp: 4/3

- Gieo vần: Gieo vần chân ở các tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 - đúng theo luật gieo vần của thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. (nếu sai là phá luật).

- Còn trong Mùa xuân chín, các vần chân được gieo đó là: ang, ơi, ây, ang, có sự thay đổi ở mỗi khổ thơ. Cách ngắt nhịp giữa các khổ thơ cũng có sự linh hoạt, nhằm phù hợp diễn tả tâm trạng của nhà thơ.

=> Cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ của Hàn Mặc Tử tự do hơn, chứ không chặt chẽ, quy phạm như trong thơ Đường luật trung đại.


Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối bài 2 Mùa xuân chín ( Hàn Mặc Tử) (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác