Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.

Câu 4: trang 166 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu. Chú ý những điểm sau:

  • Bằng nhừng thủ pháp nào tác giả dà để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y và đó là bản chất gì?
  • Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?


  • Ngọc vốn chỉ là một anh nho lại, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của thực dân.  Vốn chỉ là một anh nho lại có địa vị thấp kém, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoảm mãn lòng ham muốn địa vị và tiền bạc. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, Ngọc đã rắp tâm làm tay sai cho giặc. Hắn dẫn quân Pháp về đánh Vũ Lăng - căn cứ của lực lượng khởi nghĩa, sau đó lại ra sức truy lùng những người cách mạng, đặc biệt là Thái và Cửu. Tuy Ngọc cố che giấu nhưng dần dần bản chất xấu xa của Ngọc đã bị lộ ra, điều đó càng thúc đẩy Thơm dứt khoát đứng về phía cách mạng.
  •  Thái và Cửu chỉ là những nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Bị giặc truy đuổi, lại chạy nhầm vào chính nhà tên Ngọc nhưng Thái đã hết sức bình tĩnh, sáng suốt, đồng thời rất tin tưởng vào sự ủng hộ của quần chúng, ngay cả khi đó là vợ cua rmột tên Việt gian. Khác với Thái, Cửu có phần nôn nóng, thiếu chín chắn. Anh nghi ngờ Thơm, thậm chí còn định bắn cô...Mãi đôn lúc cuối, khi đã được Thơm cứu thoát, Cửu mới hiểu và tin Thơm.

Việc tác giả xây dựng những tính cách vừa đối lập vừa khác biệt ấy cũng là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hành động kịch, đồng thời tạo được sức cuốn hút đối với bạn đọc.


Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Bắc Sơn
Từ khóa tìm kiếm Google: câu 4 trang 166 văn 9 tập 2, soạn câu 4 trang 166 văn 9 tập 2, trả lời câu 4 trang 166 văn 9 tập 2, Bắc Sơn Văn 9 tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác