Nội dung chính bài: Các thành phần biệt lập

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Các thành phần biệt lập". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. 


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Thành phần tình thái thể hiện tính cách người nhìn người nói đối với sự việc trong câu
  • Thành phần cảm thán dùng bộc lộ tâm lí của người nói
  • Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu nên gọi là thành phần biệt lập.

B. Nội dung chính cụ thể

Thành phần biệt lập là thành phần nằm trong cấu trúc câu nhưng lại không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu. Nó nằm hoàn toàn tách biệt để chỉ ý riêng nhưng cũng không phải là thừa. Trong ngôn ngữ tiếng việt, chúng ta thường dễ thấy mọi người sử dụng câu có thành phần biệt lập.

1. Các thành phần tình thái

Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:

  • chắc chắn, chắc hẳn, chắc là,... ( chỉ độ in cậy cao).
  • hình như, dường như, hầu như, có vẻ như,.... (chỉ độ tin cậy thấp)
VD1: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
  • Thành phần tình thái:" Có lẽ"

VD2: Dường như dạo này cậu tăng cân thì phải, trông xinh xắn hẳn lên đấy.

  • “Dường như” chính là thành phần tình thái trong câu thể hiện lên ý của người nói chưa chắc sự việc nhưng tỏ ý quan tâm. Kết hợp với các từ ngữ khác cùng biểu đạt nội dung trong câu rõ ràng hơn.

2. Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...).

VD1: Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

  • Thành phần cảm thán: trời ơi
VD2: Chao ôi! Con cún con này bạn mới mang về à, trông xinh quá đi thôi.
  • “Chao ôi” chính là thành phần cảm thán thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, khiến người nghe cảm thấy dễ chịu. Người nói có thể thay đổi từ biểu đạt cảm xúc của mình, chúng có tác dụng làm gia tăng cảm giác chứ không có ý nghĩa bổ trợ cho thành phần chính. Bạn có thể thấy, chúng đứng tách biệt ở phần đầu câu.

Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Các thành phần biệt lập

Bình luận

Giải bài tập những môn khác