Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

Vận dụng

Vận dụng kiến thức đã học về quy luật địa đới và quy luật đai cao để giải thích một số hiện tượng sau:

- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.


- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

=> Giải thích: 

  • Hình dáng lãnh thổ và ảnh hưởng của gió mùa: lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc – nam nên càng vào phía nam càng gần xích đạo góc nhập xạ càng lớn, chênh lệch thời gian chiếu sáng càng giảm nên biên độ nhiệt giảm dần
  • Gió mùa: Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm hạ thấp nền nhiệt vào mùa đông khiến biên độ nhiệt miền Bắc rất lớn, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhiệt độ cao quanh năm.

- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.

=> Giải thích: 

  • Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta có độ cao dưới 1000m, mang tính chất nhiệt đới gió mùa
  • Dãy Hoàng Liên Sơn là vùng cao đồ sộ, đây là khu vực duy nhất nước ta có đủ 3 đai cao là nhiệt đới gió mùa chân núi, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 18 Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: giải địa lí 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn địa lí, giải địa lí 10 sách mới bài 18, bài18 Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Xem thêm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác