Một hệ gồm ba điện tích điểm dương 4 giống nhau và một điện tích điểm Q nằm cân bằng. Biết ba điện tích 4 nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều...

Bài tập 16.10. Một hệ gồm ba điện tích điểm dương 4 giống nhau và một điện tích điểm Q nằm cân bằng. Biết ba điện tích 4 nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều. Xác định dấu, độ lớn của điện tích (theo q) và vị trí của điện tích điểm Q.


Một hệ gồm ba điện tích điểm dương 4 giống nhau và một điện tích điểm Q nằm cân bằng. Biết ba điện tích 4 nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều...

Xét trạng thái cân bằng của điện tích dương q đặt tại một trong ba đỉnh của tam giác đều ABC (ví dụ cạnh a, đỉnh C). Lực đẩy của các điện tích q đặt tại hai đỉnh còn lại của tam giác lên điện tích đặt tại C có độ lớn là:

$F = \frac{q^{2}}{4\pi\varepsilon_{0} a ^{2}}$

Hợp lực $\overrightarrow{F_{đ}}$ của hai lực này có phương nằm trên đường phân giác của góc C, chiều hướng ra ngoài tam giác và có độ lớn là:

$F_{đ} = F \sqrt{3} = \frac{q^{2}}{4\pi\varepsilon_{0}a^{2}}.\sqrt{3}$ (1)

Muốn điện tích đặt tại C nằm cân bằng thì phải có một lực hút cân bằng với lực đẩy $\overrightarrow{F_{đ}}$. Điện tích Q do đó phải trái dấu với các điện tích q (Q phải mang điện tích âm) và phải nằm trên đường phân giác của góc C.

Các điện tích q đặt tại các đỉnh A và B nằm cân bằng thì điện tích Q phải nằm trên các đường phân giác của góc A và B. Nên Q phải nằm tại trọng tâm của tam giác đều ABC và khoảng cách r từ Q đến C sẽ là:

$r = \frac{2}{3}a.\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{\sqrt{3}}{3}a$

Độ lớn của lực $\overrightarrow{F_{h}}$ do Q tác dụng lên các điện tích q là:

$F_{h} = \frac{|qQ|}{4\pi\varepsilon_{0}r ^{2}}$

Vì $F_{h} = F_{đ}$ nên ta có:

$\frac{q^{2}}{4\pi\varepsilon_{0}a^{2}}\sqrt{3}=\frac{|qQ|}{4\pi\varepsilon_{0}r ^{2}}$

$\Leftrightarrow \frac{q^{2}}{4\pi\varepsilon_{0}a^{2}}\sqrt{3}=\frac{|qQ|}{4\pi\varepsilon_{0}(\frac{\sqrt{3}}{3}a) ^{2}}$

$\Leftrightarrow Q=-\frac{q}{\sqrt{3}}$ (vì điện tích Q trái dấu với điện tích q).


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác