Kể tên các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất. Trình bày đặc điểm của các loại gió này.

II. Gió

1. Các loại gió chính trên Trái Đất

Câu 3. Dựa vào hình 9.1 và thông tín trong bài, em hãy:

Giải bài 9 Khí áp và gió

- Kể tên các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất.

- Trình bày đặc điểm của các loại gió này.

Câu 4. Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:

Giải bài 9 Khí áp và gió

- Trình bày điều kiện hình thành gió biển và gió đất.

- Mô tả hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất.


Câu 3. Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất:

1. Gió đông cực:

  • Thời gian: Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới. 
  • Hướng gió: gió thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc, hướng đông nam ở bán cầu Nam do ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít (Coriolis),
  • Tính chất: lạnh và khô, thường gây ra những đợt sóng lạnh ở khu vực ôn đới vào mùa đông.

2. Gió Tây ôn đới:

  • Thời gian: thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.
  • Hướng gió: thổi theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc và hướng tây bắc ở bán cầu Nam. 
  • Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

3. Gió Mậu dịch (Tín phong):

  • Thời gian: thổi đều đặn quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.
  • Hướng gió: thổi theo hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam.
  • Tính chất: khô.

4. Gió mùa:

  • Thời gian: thổi theo mùa, gồm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
  • Hướng gió: thổi ở 2 mùa trong năm ngược chiều nhau. 
  • Nguyên nhân hình thành: do sự hấp thụ và toả nhiệt không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.
  • Tính chất: ẩm và gây mưa lớn, gió mùa mùa đông thường lạnh và khô.

Câu 4. 

* Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:

 - Gió biển: Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.

 - Gió đất: Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

* Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:

 - Gió biển:

  • Hoạt động: Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.
  • Đặc điểm: Ẩm, mang nhiều hơi nước, mát mẻ.

 - Gió đất:

  • Hoạt động: Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.
  • Đặc điểm: Khô nóng, ít hơi nước.

Trắc nghiệm Địa lí 10 chân trời bài 9 Khí áp và gió (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: giải địa lí 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn địa lí, giải địa lí 10 sách mới bài 9, bài9 Khí áp và gió

Xem thêm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác