Hình tượng “Đất nước” hiện lên như thế nào trong bài thơ?

Bài tập 3. Hình tượng “Đất nước” hiện lên như thế nào trong bài thơ?


Hình tượng đất nước được tác giả tái hiện trên hai phương diện:

  • Thời gian: Đất nước hiện lên theo mạch thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai. Trong quá khứ, đó là đất nước của lịch sử anh hùng, của những con người “chưa bao giờ khuất”, Tiếng vọng của cha ông, của truyền thống dựng nước, giữ nước vẫn vọng về nhắn nhủ lớp lớp cháu con. Ở hiện tại, đó là đất nước đau thương mà kiên cường, anh dũng trong chiến tranh (các khổ thơ 4, 5, 6). Từ hiện tại chiến đấu và chiến thắng tràn đầy niềm tự hào đó, cảm hứng hướng về tương lai ngày càng dào dạt, mãnh liệt (khổ 9, 10), làm nên một tượng đài đất nước ngời sáng (khổ 10).
  • Chi tiết, hình ảnh: vẻ đẹp của Hà Nội nghìn năm, của thiên nhiên xanh tươi dạt dào sức sống trong những mùa thu đất nước; những hình ảnh về đất nước bị quân thù giày xéo đầy đau thương, mất mát trong chiến tranh; những hình ảnh thiên nhiên và con người kiên cường anh dũng trong chiến đấu; những hình ảnh giàu sắc thái tượng trưng khi thể hiện bức tượng đài chiến thắng của đất nước....

=> Đất nước là đối tượng để nhân vật trữ tình bộc lộ tâm tư, tình cảm.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác