Giải SBT hóa 10: bài tập 6.40 trang 66

Bài 6.40: Trang 66 SBT hóa 10

a) Tại sao dung dịch \(H_2S\)  trong nước để lâu ngày trở nên vẩn đục ?

b) Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí \(H_2S\) (núi lửa, xác động vật bị phân huỷ) nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí ?

c) Hãy giải thích vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?

d) Tại sao người ta có thể nhận biết khí \(H_2S\)  bằng tờ giấy tẩm dung dịch \(Pb(NO_3)_2\) ?


a) Dung dịch \(H_2S\)  để lâu ngày bị vẩn đục do bị \(O_2\) trong không khí oxi hoá tạo ra lưu huỳnh không tan trong nước:

\(2H_2S + O_2 →2S↓ + 2H_2O\)

b) Do khí \(H_2S\)  có tính khử mạnh nên nó tác dụng luôn với các chất oxi hoá như \(O_2\)  của không khí hoặc \(SO_2\) có trong khí thải của các nhà máy.

\(2H_2S + O_2 →2S↓ + 2H_2O\)

2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

c) Do bạc tác dụng với \(O_2\) và khí \(H_2S\) có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu xám đen.

\(4Ag  +  O_2+ 2H_2S → 2Ag_2S +2H_2O\)

                                  màu xám đen

d) Nhận biết được khí \(H_2S\) bằng dung dịch \(Pb(NO_3)_2\) do phản ứng tạo ra chất kết tủa màu đen.

\(H_2S + Pb(NO_3)_2 → PbS ↓ + 2HNO_3\)

                                   màu đen


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài tập 6.40 trang 66 SBT hóa 10, giải bài tập 6.40 trang 66 SBT hóa 10 bài 31: Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit, bài tập 6.40 trang 66 SBT hóa 10 bài 31: Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit, bài tập 6.40 trang 66 SBT hóa 10 bài 31: Hidro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit - SBT Hóa học 10 trang 66

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...