Giải SBT hoá 10: bài tập 6.17, 6.18, 6.19 trang 61
Bài 6.17: Trang 61 SBT hóa 10
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hoá học của lưu huỳnh ?
A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hoá.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
D. Lưu huỳnh không cố tính oxi hoá và không có tính khử.
Bài 6.18: Trang 61 SBT hóa 10
Liên kết hoá học giữa nguyên tử của nguyên tố nào với nguyên tử natri trong hợp chất sau thuộc loại liên kết cộng hoá trị có cực ?
A. \(Na_2S\). B. \(Na_2O\).
C. NaCl. D. NaF.
Bài 6.19: Trang 61 SBT hóa 10
Cho PTHH :
\(4FeS_2 + 11O_2 → 2Fe_2O_3 + 8SO_2\)
Cần đốt cháy bao nhiêu mol \(FeS_2\) để thu được 64 gam \(SO_2\) theo PTHH trên ?
A. 0,4 mol. B. 0,5 mol.
C. 0,8 mol. D. 1,2 mol.
Bài 6.17:
Đáp án C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử
Giải thích: S có các số oxi hóa -2; 0, +2 ; +4 ; +6 . Lưu huỳnh đơn chất có số oxi hóa 0 nên vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Bài 6.18:
Hướng dẫn: căn cứ vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố để xác định loại liên kết hóa học.
Hiệu độ âm điện từ 0,4 => 1,7 là liên kết CHT có cực. Lớn hơn 1,7 là liên kết ion.
Đáp án A
Bài 6.19:
Ta có : nSO2 = $ \frac{64}{64} $ = 1 mol
Dựa vào PTHH ta thấy nFeS2 = $ \frac{1}{2} $ nSO2 = 0,5 mol
=>Đáp án B
Xem toàn bộ: Giải SBT hóa 10 bài 30: Lưu huỳnh trang 61
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Đang cập nhật dữ liệu...
Bình luận