Đọc nội dung mục III kết hợp với quan sát Hình 9.4, nêu đặc điểm ...

III. Một số phương thức chăn nuôi phổ biến ở Việt Nam

1. Chăn nuôi nông hộ

2. Chăn nuôi trang trại

Khám phá: Đọc nội dung mục III kết hợp với quan sát Hình 9.4, nêu đặc điểm của từng phương thức chăn nuôi

Kết nối năng lực: Tìm hiểu thêm về phương thức chăn nuôi nông hộ và phương thức chăn nuôi trang trại. Cho biết ưu điểm, hạn chế, khả năng phát triển trong tương lai của từng phương thức.


Khám phá:

- Hình 9.4a + 9.4c: Chăn nuôi nông hộ - phương thức chăn nuôi khá phổ biến ở Việt Nam:

  • Người dân chăn nuôi tại hộ gia đình, với số lượng vật nuôi ít.
  • Phương thức chăn nuôi này có chi phí đầu tư chuồng trại thấp, tuy nhiên năng suất chăn nuôi không cao,
  • Biện pháp xử lí chất thải chưa tốt nên nguy cơ dịch bệnh cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi, con người và môi trường.

- Hình 9.4b + 9.4d: Chăn nuôi trang trại:

  • Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư, với số lượng vật nuôi lớn.
  • Phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên chăn nuôi có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh;
  • Có biện pháp xử lí chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.

Kết nối năng lực:

- Ưu điểm, hạn chế, khả năng phát triển trong tương lai của phương thức chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại:

- Chăn nuôi nông hộ:

+ Ưu điểm:

  • vốn đầu tư ít
  • quy mô nhỏ, không đòi hỏi kỹ thuật cao
  • tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp
  • sử dụng lao động nhàn rỗi và mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều gia đình

+ Hạn chế: 

  • trình độ kỹ thuật và công nghệ
  • tiếp cận nguồn lực (vốn, đất đai) hạn chế
  • khả năng kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm yếu
  • lợi nhuận thấp.

- Chăn nuôi trang trại:

+ Ưu điểm:

  • Chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt, xa khu vực dân cư đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường cho người dân.
  • Có thể chăn nuôi với số lượng vật nuôi lớn.
  • Phương thức chăn nuôi này có sự đầu tư lớn về chuồng trại, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh,... nên chăn nuôi có năng suất cao, vật nuôi ít bị dịch bệnh;
  • Có biện pháp xử lí chất thải tốt nên ít ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.
  • Mang lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao
  • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn

+ Hạn chế: 

  • đòi hỏi trình độ kỹ thuật và công nghệ
  • đòi hỏi nguồn lực (vốn, đất đai) lớn.
  • Việc thiết kế và quy hoạch trang trại thiếu hợp lý khiến cho chuồng trại kiểu cũ rất khó khi ứng dụng công nghệ tiên tiến dù có tốn tiến mua các sản phẩm hiện đại.

Trắc nghiệm Công nghệ 7 Kết nối bài 9 Giới thiệu về chăn nuôi (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác