Đọc lại văn bản "Thân thiện với môi trường" trong SGK (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 3. Đọc lại văn bản "Thân thiện với môi trường" trong SGK (tr. 98 – 100) và trả lời các câu hỏi:

1. Hãy xác định nội dung chính của văn bản và cách tác giả triển khai thông tin trong văn bản.

2. Xuất phát từ nhận thức rằng thân thiện với môi trường còn được hiểu và giải thích khá chung chung, tác giả đã nêu những điểm cần được làm rõ hơn xung hiện quanh cụm từ này. Theo em, những điểm cần được làm rõ hơn đó là gì?

3. Những ví dụ được nêu trong văn bản có ý nghĩa như thế nào đối với việc làm sáng tỏ quan điểm của tác giả? Ví dụ nào khiến em đặc biệt quan tâm? Vì sao?

4. Phải chăng tác giả đang tạo ra sự ngờ vực đối với nhiều vật liệu, sản phẩm dịch vụ, địa điểm được dán mác “thân thiện với môi trường”? Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

5. Tìm trong văn bản một số từ ngữ mà em xác định là thuật ngữ và giải thích ngắn gọn về những từ ngữ đó.

6. Công dụng nào của dấu ngoặc kép đã được tác giả khai thác khi đặt nhan đề cho văn bản là “Thân thiện với môi trường”?


1. Nội dung chính của văn bản là xác định một cách hiểu khoa học về khái niệm thân thiện với môi trường vốn bị làm “nhiễu” bởi nhiều quảng cáo sai lệch, thiếu trách nhiệm cho một số sản phẩm và dịch vụ nào đó từng đối tượng được phân loại, gồm: vật liệu, sản phẩm, dịch vụ và địa điểm (tên các “đối tượng” này được nêu trong các tiểu mục in đậm). Theo cách trình bày đó, tác giả đưa đến được cho độc giả những hiểu biết thấu đáo về từng phương diện của vấn đề được đề cập trong văn bản.

2. Xuất phát từ nhận thức rằng thân thiện với môi trường còn được hiểu và giải thích khá chung chung, tác giả đã nêu những điểm cần được làm rõ hơn xung quanh cụm từ này. Đó là: - Phẩm chất thực sự của đối tượng được quảng cáo không phải bao giờ cũng phù hợp với lời quảng cáo.

– Ấn tượng, cảm giác của người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường của vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm nhiều khi đầy tính chủ quan và phiến diện.

- Muốn biết một đối tượng có đúng là thân thiện với môi trường như nó được quảng cáo không, cần xác định rõ các tiêu chí phù hợp dùng để xem xét, đánh giá. Chẳng hạn, với vật liệu, cần phải đặt ra các câu hỏi về tính chất của vật liệu (Có phân huỷ được không? Thời gian phân huỷ? Khả năng tái sinh, tái chế?) và giá trị sử dụng của vật liệu (Thời gian sử dụng kéo dài bao lâu?).

3. Trong một văn bản thông tin, số lượng và chất lượng của các ví dụ luôn chứng tỏ phạm vi hiểu biết và vốn sống của tác giả. Với các ví dụ, tác giả có thể giúp người đọc hiểu được thông tin một cách dễ dàng và thấu đáo. Văn bản “Thân thiện với môi trường” có nhiều ví dụ rất “đắt”, thực sự làm sáng tỏ quan điểm của tác giả về sự cần thiết phải hiểu đúng vấn đề thân thiện với môi trường. Theo đó, chúng buộc người đọc phải nghĩ lại về những điều họ vẫn đinh ninh là mình biết rõ. Không thể không bất ngờ trước ví dụ tác giả nêu như sau:”Người ta thường nói sử dụng túi vải thì thân thiện với môi trường hơn túi ni lông. Tuy nhiên, để sản xuất ra một cái túi vải thì số năng lượng tiêu hao gấp 131 lần việc sản xuất ra một cái túi ni lông. Theo Liên minh Túi tiến bộ, để cận đối dấu chân carbon và nước của một chiếc túi vải, trung bình chúng ta cần dùng nó 131 lần. Như vậy, túi vải chỉ thân thiện hơn với môi trường khi bạn sử dụng nó nhiều và thật nhiều lần".

4. Có nhiều dấu hiệu cho thấy có vẻ tác giả đang tạo ra sự ngờ vực đối với nhiều vật liệu, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm được dán mác “thân thiện vớimôi trường”, thông qua việc “lật tẩy” thực chất của chúng bằng những cách kiểm nghiệm mang tính khoa học, bằng những câu hỏi yêu cầu được trả lời một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, việc làm này khác về bản chất với việc gieo hoang mang. Vấn đề tác giả nhằm đến là góp phần xây dựng một thị trường, một môi trường sống lành mạnh, trong đó cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng đều phải thể hiện được thái độ có trách nhiệm và hiểu biết.

5. Trong văn bản, những từ ngữ sau đây có thể được xem là thuật ngữ: thân thiện với môi trường, thị trường, người tiêu dùng, phân huỷ sinh học, du lịch sinh thái, rác thải nhựa,... Về những từ ngữ trên, có thể dễ dàng nhận ra độ chênh khá lớn giữa cách giải thích theo lối phổ thông và cách giải thích trong các tài liệu khoa học. Có thể giải thích ngắn gọn và sơ lược về một số từ ngữ được nêu trên như sau:

– Thân thiện với môi trường: thái độ ứng xử tích cực của con người hiện đại đối với môi trường sống, thông qua việc điều chỉnh các hành vi để không làm tổn hại hay phá huỷ môi trường, điều này thể hiện rõ nhất qua hoạt động sản xuất và tiêu dùng lấy việc bảo vệ môi trường làm chỉ số đánh giá cơ bản.

– Thị trường: thuật ngữ của kinh tế học, chỉ nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thoả mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu theo các thông lệ hiện hành.

– Người tiêu dùng: người (cá nhân hoặc hộ gia đình) có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống của mình.

" thực - Rác thải nhựa: những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không van de được dùng đến và bị vứt bỏ.

6. Việc sử dụng dấu ngoặc kép trong nhan đề văn bản “Thân thiện với môi trường phần nào đã được giải thích ở cước chú trong SGK. Trong nhiều công dụng của dấu ngoặc kép, ở đây, tác giả đã khai thác công dụng thể hiện ý nghi ngờ năng đối với nghĩa của cụm từ được dùng (có thể hiểu khác hoặc cần được hiểu khác so với chính cụm từ đó khi được dùng theo cách bình thường, không có dấu ngoặc kép kèm theo).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác