Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Kinh tế biển xanh lấy môi trường và bảo toàn vốn tự nhiên biển làm “chất xúc tác” cho tăng trưởng, thoát dần nền “kinh tế nâu” và tăng cường phúc lợi xã hội…”. Trong khi “tăng trưởng xanh” được xem là một định hướng mới, thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững nhằm bảo đảm nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn lực và dịch vụ hệ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào). Như vậy, có thể xem tăng trưởng xanh định hướng mục tiêu cần đạt cho một phương thức phát triển nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu (global change) và trở thành nền tảng cho phát triển bền vững biển. Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới3). Tương tự như vậy, “một nền kinh tế biển đạt được mức “xanh” hay “bền vững” khi các hoạt động kinh tế ở trạng thái cân bằng với năng lực tải của các hệ sinh thái biển trong dài hạn (để hỗ trợ cho các hoạt động đó) và vẫn bảo toàn được sức chống chịu và sức khoẻ của các hệ sinh thái này”4).
(Nguyễn Chu Hồi (Chủ biên), An ninh môi trường và hoà bình ở Biển Đông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019, tr. 147 – 148)
1. Nếu được đặt nhan đề cho đoạn trích, em sẽ đặt như thế nào? Nói rõ lí do vì sao em đặt nhan đề như vậy.
2. Em hiểu như thế nào về khái niệm tăng trưởng xanh được tác giả sử nhiều lần trong đoạn trích này?
3. Hãy chỉ ra điểm chung về nội dung giữa đoạn trích này và các văn bản, đoạn dung trích khác được nhắc tới trong các bài tập 1, 3, 7 ở trên.
4. Nội dung các cước chú gắn với đoạn trích trên nhắc em nhớ tới kiến thức nào được học trong bài 9. Hoà điệu với tự nhiên? Có thể rút ra từ đây kinh nghiệm gì khi đọc hay viết một văn bản thông tin?
5. Trong đoạn trích có một số thuật ngữ chưa được ghi cước chú. Hãy nêu một vài thuật ngữ trong số đó và thử tra cứu tài liệu để ghi cước chú cho mỗi thuật ngữ.
6. Tìm thêm những cụm từ có từ xanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ như xanh trong tăng trưởng xanh và giải thích nghĩa của những cụm từ đó.
1. Có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là “Kinh tế biển bền vững” hay “Vì một nền kinh tế biến bên vững”, bởi trọng tâm của đoạn trích là nói đến vai trò của kinh tế biên trong chiến lược tăng trưởng xanh của các nền kinh tế tham gia cuộc chơi toàn cầu trên thế giới.
2. Đặt trong ngữ cảnh của đoạn trích, cụm từ tăng trưởng xanh có thể được hiểu như sau:
- Đó là một định hướng thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững.
- Đó là mục tiêu cần đạt của nền kinh tế xanh trong bối cảnh biến đổi toàn cầu.
- Đó là nhân tố tích cực làm chất xúc tác cho chiến lược đầu tư và đổi mới các nền kinh tế trên thế giới.
Hai khái niệm tăng trưởng xanh và kinh tế xanh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nền kinh tế chọn hướng tăng trưởng xanh sẽ được gọi là nền kinh tế xanh.
3. Các điểm chung về nội dung giữa đoạn trích này và các văn bản, đoạn trích khác được nhắc tới trong các bài tập 1, 3, 7:
- Đều quan tâm đến thực trạng môi trường trên Trái Đất hiện nay đổi khí hậu biến đổi khí hậu đáng lo ngại.
– Đều hướng người đọc tới một nhận thức đúng đắn về sự suy thoái của mỗi hắc phục trường tự nhiên mà một phần nguyên nhân nằm ở các hoạt động thiếu cân nhắc của con người.
- Đều gợi mở chiến lược hoạt động nhằm cải biến thực trạng môi trường, khiến cho nó trở nên thân thiện với con người.
4. Tất cả các cước chú đều cho biết nguồn tài liệu tham khảo mà tác giả đã sử dụng khi triển khai nội dung của đoạn trích. Rõ ràng, để viết một văn bản thông tin có hàm lượng thông tin khoa học cao, việc tham khảo nhiều tài liệu liên quan là hết sức cần thiết. Ở đây, những thông tin từ tài liệu tham khảo đã được tác giả sử dụng dưới hai hình thức: tóm lược bằng ngôn ngữ của mình và trích dẫn nguyễn văn (đặt câu trích dẫn trong dấu ngoặc kép). Dù sử dụng tài liệu theo hình thức nào, tác giả đều ghi rõ nguồn. Điều này thể hiện sự nghiêm túc trong việc kế thừa những ý tưởng, ý kiến của người khác và s chuyên nghiệp trong việc tạo lập một văn bản thông tin. Với độc giả, nếu muốn tìm hiểu sâu về vấn đề đang bàn, có thể tìm đọc các tài liệu đã được tác giả ghi nguồn. Qua đoạn trích, có thể thấy thêm một cách ghi tài liệu tham khảo nữa, ngoài hai cách đã được nhận biết và tìm hiểu qua đọc văn bản Thuỷ tiên tháng Một và qua tiết Thực hành tiếng Việt (SGK, tr. 83 – 84). Nếu tác giả Thô-mát L. Phrít-man ghi ngay nguồn tài liệu tham khảo ở phần chính của văn bản bên cạnh nội dung được trích dẫn thì tác giả Nguyễn Chu Hồi lại đặt nguồn tài liệu tham khảo vào vị trí cước chú.
5. Một số thuật ngữ chưa được ghi cước chú trong đoạn trích: hệ sinh thái, kinh tế biển xanh, kinh tế nâu, phát triển bền vững, tăng trưởng xanh,... Em hãy dựa vào kết quả thực hiện một số bài tập trước đó (của cùng bài học), kết hợp với việc tra cứu những tài liệu có thể tìm được để ghi cước chú cho một vài thuật ngữ tự chọn.
6. Trong tiếng Việt, từ xanh ngoài việc được dùng để chỉ màu sắc của một sự vật cụ thể, nhiều khi còn được dùng theo nghĩa ẩn dụ để gợi lên ấn tượng về sự yên bình hay sức sống của một đối tượng nào đó. Xanh trong tăng trưởng xanh, kinh tế xanh xuất hiện ở đoạn trích này là một ví dụ. Có thể nói đến một số cụm từ khác có từ xanh được sử dụng theo cách này như: ước mơ xanh, khát vọng xanh, tuổi xanh, ngày Chủ nhật xanh,...
Bình luận