Giải SBT bài 7: Thế giới viễn tưởng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Hướng dẫn giải Giải SBT bài: Giải SBT Giải SBT Giải SBT bài 7: Thế giới viễn tưởng (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt) trang 9 SBT ngữ văn 7 tập 2. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Đọc lại văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương trong SGK (tr. 27 – 32) và trả lời các câu hỏi:

1. Hãy nêu vắn tắt những sự việc chính diễn ra trong truyện theo trật tự thời gian.

SV1 - SV2 -SV3 - SVN

2. Vì sao khi còn cách “con cá” khoảng bốn trăm mét, tàu Lin-côn lại tắt máy, chỉ chuyển động theo quán tính? 3. Em nghĩ gì về việc tàu Lin-côn, một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất

của hạm đội Mỹ, được cử đi săn “con cá thiết kình”?

4. Vì sao ở thời điểm câu chuyện được kể, “cả giới bác học bế tắc”, không giải mã

được “con quái vật biển cả” đó thuộc loài động vật gì?

5. Em hãy thử đặt mình vào vai nhân vật giáo sư – người kể chuyện ngôi thứ nhất – để diễn tả cảm xúc khi “chính mắt mình trông thấy một cái gì đó kì diệu, siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra.

6. Theo em, tàu ngầm Nau-ti-luýt có thể hoạt động được ở cơ chế nào?

A. Chạy trên mặt nước

C. Đi ngầm

B. Chạy nửa chìm nửa nổi

D. Cả 3 cơ chế

7. Hãy chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép và dấu chấm lửng trong các trường hợp sau:

a. Chừng nào cái “phao” này còn nổi thì tôi chẳng có gì phản đối. Nhưng nếu nó

giở trò lặn xuống thì cái mạng tôi chẳng đáng hai đô-la!

b. Chắc là nhờ được xoa bóp mạnh toàn thân, nên tôi tỉnh lại ngay. Tôi mở mắt...

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Đường vào tủng tâm vũ trụ (tr. 35 – 40) và trả lời các câu hỏi:

1. Liệt kê các chi tiết kì ảo xuất hiện trong đoạn trích từ Chưa đầy nửa tiếng sau đến một chiều không gian thứ tư.

2. Em hiểu thế nào là “bước nhảy không gian” trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ?

3. Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền từ ngữ chỉ những không gian

xuất hiện trong diễn biến câu chuyện vào cột tương ứng. 

4. Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn đối thoại sau:

– Có phải... có phải chúng ta... – Tôi lắp bắp, không nói nên lời. Sip dat grob so!

– Chúng ta đang ở trung tâm của vũ trụ! – Hắn khẳng định.

5. Tìm các thành ngữ trong đoạn văn sau và giải thích nghĩa của chúng:

Ở đây tuy không hoang vắng nhưng chẳng hiểu sao tôi lại thấy đáng sợ hơn. Tôi sợ một hồn ma bóng quế nào đó đột ngột hiện lên doạ tôi. Hắn thừa biết con gái, nhất là một tiểu thư cành vàng lá ngọc như tôi, rất nhát gan, vậy mà hắn nữ lòng vứt tôi chơ vơ ở đây! 

Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được tin hoàn thiện. Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi [...] Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên. Tôi cho rằng một người muốn tự vẫn đang chĩa súng vào đầu cũng có cùng nỗi thắc mắc rằng cái gì sẽ đến sau đó như tôi lúc ấy. Một tay tôi nắm công tắc khởi động, tay kia giữ công tắc thắng; tôi gạt công tắc đầu tiên, và đến công tắc thứ hai gần như ngay tắp lự. Hình như tôi đã quay mòng mòng, tôi cảm nhận được cảm giác rơi hẫng kinh hoàng, rồi nhìn quanh, tôi thấy phòng thí nghiệm vẫn giống hệt như trước. Có gì xảy ra không nhỉ? Trong giây lát, tôi ngờ rằng trí khôn đã đánh lừa mình. Sau đó, tôi đưa mắt nhìn đồng hồ treo tường. Chỉ trước đó một lát thôi, nó còn chỉ mười giờ một phút, vậy mà bây giờ đã là gần ba giờ rưỡi!

[...] Bóng đêm ập xuống như khi ta tắt đèn và chỉ trong khoảnh khắc, ngày mai đã đến. Phòng thí nghiệm càng lúc càng nhoà nhạt mơ hồ. Đêm tối của ngày hôm sau bao trùm tất cả, rồi nối tiếp bằng ngày, đêm, rồi lại ngày, cứ nhanh hơn và nhanh mãi. Tai tôi chỉ nghe thấy âm thanh lùng bùng của gió xoáy, và một trạng thái rối rắm, mờ mịt lạ lùng che phủ tâm trí tôi.

[...] Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao. Rồi khi gia tốc ngày một lớn, đêm và ngày hoà thành một màu xám liên miên không dứt; nền trời thăm thẳm một màu xanh lơ lung linh kì diệu giống màu của tầm chạng vạng, mặt trời lao nhanh như một vệt lửa vẽ nên vòng cung rực rỡ trong không trung; mặt trăng trở thành Đi một dải mờ hơn biến đổi thất thường; và tôi chẳng thể thấy một vì sao nào, chỉ tin thi thoảng thấy một vòng tròn sáng hơn lấp lánh giữa nền xanh. udo

Th6 [...] Lúc đó tôi nhận thấy thời tiết thay đổi liên tục, từ xuân chỉ sang đông chí trong vòng trên dưới một phút, kết quả là tôi lướt qua một năm chỉ trong một phút; và phút này sang phút khác, tuyết trắng phủ khắp bề mặt thế giới rồi biến mất, được nối tiếp bởi sắc xanh biếc ngắn ngủi của mùa xuân.

[...] Tôi nghĩ có lẽ mình sẽ chẳng thấy các bước phát triển của nhân loại, những tiến bộ vượt bậc của nền văn minh sơ đẳng này có gì đáng kinh ngạc nếu chỉ quan sát thế giới mịt mù khó hiểu đang vùn vụt lướt qua và biến chuyển nhanh chóng trước mắt! [...] Tôi thấy một màu xanh lục mỡ màng vĩnh cửu phủ khắp sườn đồi, không hề phải chịu tác động của mùa đông. Ngay cả đầu Tóc mụ mị của tôi lúc ấy cũng thấy Trái Đất rất đẹp. Và thế là tôi chợt nảy ra là nghĩ dừng lại.

(Hơ-bớt Gioóc Gheo-xờ (Herbert George Wells), Cỗ máy Thời gian, Nguyễn Thành Nhân dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2018, tr. 42 – 47)

1. Đoạn trích được kể bằng lời của ai? Người kể chuyện ngôi thứ mấy?

2. Câu chuyện diễn ra trong không gian nào? Nhân vật đã di chuyển trong không gian đó bằng phương tiện gì?

3. Trong chuyến du hành của nhân vật, thời gian được đo đếm như thế nào?

4. Liệt kê những sự vật mà nhân vật đã nhìn thấy trong chuyến du hành kì lạ của mình.

5. Hãy tưởng tượng hình dáng Cỗ máy Thời gian và miêu tả bằng lời của em.

6. Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu chức năng của chúng:

(1) Hôm thứ Năm tuần trước, tôi có trình bày với vài người trong số quý vị những nguyên lí của Cỗ máy Thời gian, và đã cho các vị ấy thấy chính nó lúc chưa được hoàn thiện. (2) Hiện giờ nó vẫn ở đó nhưng đã bị hỏng hóc chút đỉnh sau chuyến đi... (3) Đúng mười giờ sáng nay, Cỗ máy Thời gian đầu tiên đã bắt đầu đời hoạt động của nó. (4) Tôi gắn cho nó cái ren cuối cùng, siết lại tất cả đinh ốc, nhỏ thêm một giọt dầu lên thanh thạch anh, rồi ngồi lên yên.

7. Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:

Khi tôi lao đi, đêm nối tiếp ngày như nhịp vỗ của một đôi cánh đen. Tôi dường như chẳng còn thấy khung cảnh nhoè nhoẹt của phòng thí nghiệm, và tôi nhìn thấy mặt trời nhảy vọt rất nhanh ngang bầu trời, mỗi cú là một phút, và mỗi phút lên đánh dấu một ngày. Tôi đoán là phòng thí nghiệm đã bị phá huỷ và tôi ở ngoài trời. [...] Tối và sáng nối tiếp nhau chỉ trong tích tắc khiến mắt tôi đau đớn cực độ. Thế rồi, giữa những màn đêm cách quãng nối đuôi nhau, tôi thấy mặt trăng di chuyển rất nhanh qua các tuần trăng, từ trăng non tới trăng rằm, và thấp thoáng thấy bóng dáng những vì sao.

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Chiếc đũa thần trong SGK (tr. 51 – 53) và trả lời các câu hỏi:

1. Xác định ngôi kể và nêu tác dụng của ngôi kể đó trong câu chuyện.

2. Nhân vật Mơ-ven Ma-xơ đã tiến hành thí nghiệm để phát minh ra cái gì? Phát minh đó nếu thành công sẽ mang lại điều gì cho con người trên Trái Đất?

3. Em suy nghĩ gì về tương lai của nhân loại nếu các nhà khoa học vũ trụ cùng với các phi hành gia phát hiện ra một hành tinh có sự sống như Trái Đất?

4. Hãy chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:

a. Đấy là một trong số những thiên hà hiếm hoi mà chúng ta trông thấy ở vị trí nằm theo phương vuông góc với mặt phẳng của “bánh xe.

b. Thời hạn truyền tin lâu hàng triệu năm, hàng chục ngàn thế hệ nối tiếp nhau cũng chưa chờ đợi nổi, điều đó có nghĩa là “không bao giờ, dù là đối với hậu thế xa xôi nhất.

5. Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu chức năng của chúng:

(1) Thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca nom rất đẹp. (2) Ở xa bảy triệu pác-xéc, có thể nhìn thấy rìa của nó. (3) Thiên hà nghiêng về một phía như con chim đang lượn. (4) Nó trải rộng về mọi hướng, nom như cái đĩa mảnh và rõ ràng là cấu tạo bởi những nhánh hình xoáy ốc. (5) Còn ở trung tâm, cái nhân hình cầu rất bẹt cháy rực, nom như một khối sáng dày đặc. (6) Ta thấy rõ rệt là những đảo sao dẹt như thế nào: có thể so sánh thiên hà với cái bánh xe mỏng của bộ máy đồng hồ. (7) Rìa bánh xe nom không rõ, dường như hoà tan vào bóng tối không đáy của không gian.

 

Bài tập 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi đi cạnh Nê-mô (Nemo) hướng theo ngọn lửa dẫn đường ấy. Đáy biển lúc đầu còn bằng phẳng, sau dâng cao dần. Chúng tôi chống gậy bước những bước dài nhưng chậm vì đáy biển đầy tảo và đá dăm...

[...] Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hoá đá vì tác động của muối biển...

Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết!

Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt.

Tôi hiểu rõ rằng những điều tôi miêu tả về cuộc tham quan dưới đáy biển chắc các bạn sẽ cho là chuyện bịa hoàn toàn! Nhưng không, tôi không mơ ngủ đâu! Tất cả những cái đó tôi đều nhìn thấy tận mắt! này

[...] Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết: những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa hơn nữa là những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.

Tôi đang ở đâu? Ở đâu? Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu!

Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng làm như vậy. Sau đó, ông ta lấy một viên đá trắng mềm viết lên tường một chữ: ÁT-LAN-TÍCH (ATLANTIS).

Át-lan-tích! Đó là một lục địa mà sự tồn tại được nhiều nhà bác học tranh cãi. Lục địa đó đã nằm trước mắt tôi với tất cả những bằng chứng của tai hoạ đã xảy ra!

Cách đây nhiều thế kỉ, những trận lũ lụt và động đất đã hoành hành trên hành tinh của chúng ta. Chỉ cần một đêm và một ngày là lục địa Át-lan-tích đã bị xoá sạch khỏi mặt đất. Chỉ có những ngọn núi cao nhất là còn được trông thấy ngày nay!

Tôi nhớ lại tất cả những điều đó khi đọc chữ “Át-lan-tích” của Nê-mô. Số phận kì lạ đã đưa tôi đến ngọn núi của lục địa đã bị mất! Tôi được sờ mó vào những hòn đá của những toà nhà đồng thời với các thời đại địa chất! Tôi được bước chân lên mảnh đất mà những người nguyên thuỷ đã đi! Dưới chân tôi lạo xạo những vật hoá thạch đã sống ở thời kì xa xưa nhất dưới bóng cây giờ đây đã biến thành đá.

(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2020, tr. 300 – 304)

1. Nội dung chính của đoạn trích là gì? Theo em, sự việc được kể trong đoạn trích có thể xảy ra trong thực tế không? Vì sao?

2. Nhân vật “tôi” đã đặt chân đến thành phố nào dưới đáy biển? Em hãy liệt kê day Li những chi tiết miêu tả thành phố đó.

3. Em hãy tìm kiếm và trình bày vắn tắt những thông tin thu lượm được về thành phố Át-lan-tích từ sách, báo hoặc in-tơ-nét. ... kết được sử dụng t | trong 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phương tiện liên đoạn trích sau:

(1) Tôi đang ở đâu? (2) Ở đâu? (3) Tôi muốn biết điều đó, muốn biết điều đó dù có phải vứt bỏ cái mũ sắt đang bảo vệ đầu!

(4) Nhưng thuyền trưởng Nê-mô đã bước tới gần tôi và ra hiệu cho tôi đừng làm như vậy.

5. Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau: Trước mắt tôi hiện ra một thành phố chết: những toà nhà đổ nát, những đền đài hoang tàn. Xa xa là những ống dẫn nước khổng lồ. Xa hơn một chút là vết tích của một hải cảng, nơi xưa kia có nhiều tàu buôn và tàu chiến ra vào. Xa hơn hc nữa là những dãy nhà đổ nát, những dãy phố hoang vu.

 

Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đó là phi thuyền của bố bay qua thị trấn của chúng tôi, một thị trấn nhỏ nơi phi thuyền không gian sẽ không bao giờ hạ cánh, và mẹ con tôi sẽ nằm thức suốt hai tiếng đồng hồ tiếp theo, thầm nghĩ, “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu (Springfield), giờ bố đang ở trên đường băng, giờ bố đang kí giấy tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông, qua đồi, giờ bố đang hạ trực thăng xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh...” Và khi buổi đêm đã trôi qua được gần nửa, trên hai cái giường đã lạnh dần, mẹ và tôi cứ nằm lắng nghe mãi. “Giờ thì bố đang đi xuống Beo (Bell). Lúc nào bố cũng đi bộ. không bao giờ bắt taxi... giờ bố bằng qua công viên, giờ rẽ qua góc đường Oắc-ớt (Oakhurst), và giờ thì...”

Tôi nhấc đầu lên khỏi gối. Xa tít dưới phố, tiến đến mỗi lúc một gần hơn, nhanh nhẹn, mau mắn, lẹ làng – là tiếng bước chân. Giờ tiếng bước chân rẽ vào nhà chúng tôi, lên hiện trước. Và chúng tôi cùng mỉm cười trong bóng tối se lạnh,mẹ và tôi, khi nghe thấy tiếng cửa trước mở khi nhận ra người nhà, phát h tiếng chào đón khe khẽ, rồi đóng lại dưới nhà... ra một

Ba tiếng sau, tôi khe khẽ vặn nắm đấm đồng ở cửa phòng bố mẹ, nín thở, lón rén đi qua bóng tối mênh mông như khoảng cách giữa các hành tinh, tay vươn về phía cái va li nhỏ màu đen ở đuôi giường nơi bố mẹ tôi đang ngủ. Tôi chộp lấy nó và lặng lẽ chạy về phòng mình, thầm nghĩ, bố sẽ không cho mình biết, bố Không muốn mình biết. il net pripurg

Và từ cái va li mở rộng, bộ đồng phục đen của bố bung ra như một tinh vân đen, trên lớp vải đây đó lấp lánh những vì sao xa xăm. Tôi mân mê lớp vải đen giữa hai bàn tay nóng hổi của mình; tôi ngửi thấy mùi kim loại của sao Hoả, mùi lá trường xuân xanh tươi của sao Kim, mùi lưu huỳnh và lửa của sao Thuỷ; và tôi ngửi thấy cả mùi của Mặt Trăng trắng sữa và những vì sao cứng rắn. Tôi nhét bộ đồng phục vào cái máy li tâm tôi đã làm trong xưởng kĩ thuật lớp Chín của tôi năm đó, rồi bật máy lên. Chẳng mấy chốc một lớp bột mịn đã rơi vào một cái bình cổ cong. Tôi đẩy nó vào dưới kính hiển vi. Và trong khi bố mẹ tôi ngủ say không biết gì, trong khi cả ngôi nhà cũng say ngủ, những lò nướng tự động, rô-bốt phục vụ và cọ rửa đã chìm vào giấc ngủ điện tử, tôi nhìn xuống những hạt bụi sáng rực của sao băng, đuôi sao chổi và đất mùn từ sao Thổ xa xôi lấp lánh như chính những hành tinh, kéo tôi qua ống kính hiển vi để bay hàng tỉ dặm vào vũ trụ, với một gia tốc kinh hồn.

Lúc bình minh, mệt nhoài sau chuyến hành trình của mình và sợ bị phát hiện, tôi trả bộ đồng phục đã gói gọn vào va li về phòng bố mẹ.

Sau đó tôi ngủ, rồi bị đánh thức bởi tiếng còi của chiếc xe giặt khô vừa đỗ lại trước sân. Họ lấy bộ đồng phục đen đem đi. Thật may là mình đã không đợi, tôi thầm nghĩ. Vì một tiếng sau bộ đồng phục sẽ được trả về, mọi đích đến và hành trình đều đã bị gột sạch khỏi nó.

Tôi ngủ lại, với một ống nhỏ đựng thứ bụi thần kì đó trong túi áo, bên trên chỗ tim đập.

(Rây Bờ-rát-bơ-ri (Ray Bradbury), Phi hành gia, in trong Người minh hoạ, Lê Minh Đức dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2019, tr. 126 – 128)

1. Nhân vật cậu bé đã chế tạo ra thiết bị gì? Thiết bị đó có công dụng như thế nào?

2. Vì sao nhân vật “tôi” lại nói rằng mình “ngửi thấy mùi” của các hành tinh? Hãy vẽ sơ đồ theo mẫu dưới đây vào vở và điền thông tin phù hợp vào các ô trống:

3. Hãy tưởng tượng cuộc phiêu lưu kì lạ của nhân vật “tôi” và viết đoạn văn kể lại cuộc phiêu lưu đó.

4. Em hiểu như thế nào về cụm từ bên trên chỗ tim đập trong câu văn cuối cùng của đoạn trích trên?

5. Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng và dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau: Đó là phi thuyền của bố bay qua thị trấn của chúng tôi, một thị trấn nhỏ nơi phi thuyền không gian sẽ không bao giờ hạ cánh, và mẹ con tôi sẽ nằm thức suốt hai tiếng đồng hồ tiếp theo, thầm nghĩ, “Giờ bố đã hạ cánh ở Spờ-rinh-phiu, giờ bố đang ở trên đường băng, giờ bố đang kí giấy tờ, giờ bố đã lên trực thăng, giờ bố đang bay qua sông, qua đồi, giờ bố đang hạ trực thăng xuống sân bay nhỏ ở Làng Xanh...” Và khi buổi đêm đã trôi qua được gần nửa, trên hai cái giường đã lạnh dần, mẹ và tôi cứ nằm lắng nghe mãi. “Giờ thì bố đang đi xuống Beo. Lúc nào bố cũng đi bộ… không bao giờ bắt taxi... giờ bố băng qua công viên, giờ rẽ qua góc đường Oắc-ớt, và giờ thì.

6. Theo em, có thể sắp xếp các câu trong đoạn văn dưới đây theo một trật tự khác được không? Vì sao?

(1) Tôi nhấc đầu lên khỏi gối.

(2) Xa tít dưới phố, tiến đến mỗi lúc một gần hơn, nhanh nhẹn, mau mắn, lẹ làng – là tiếng bước chân.

(3) Giờ tiếng bước chân rẽ vào nhà chúng tôi, lên hiên trước.

(4) Và chúng tôi cùng mỉm cười trong bóng tối se lạnh, mẹ và tôi, khi nghe thấy tiếng cửa trước mở khi nhận ra người nhà, phát ra một tiếng chào đón khe khẽ, rồi đóng lại dưới nhà...

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, giải vở bài tập Ngữ văn 7 tập 2 KNTT, giải BT Văn 7 Kết nối bài

Bình luận

Giải bài tập những môn khác