Đọc lại văn bản Chiếc đũa thần trong SGK (tr. 51 – 53) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 4. Đọc lại văn bản Chiếc đũa thần trong SGK (tr. 51 – 53) và trả lời các câu hỏi:
1. Xác định ngôi kể và nêu tác dụng của ngôi kể đó trong câu chuyện.
2. Nhân vật Mơ-ven Ma-xơ đã tiến hành thí nghiệm để phát minh ra cái gì? Phát minh đó nếu thành công sẽ mang lại điều gì cho con người trên Trái Đất?
3. Em suy nghĩ gì về tương lai của nhân loại nếu các nhà khoa học vũ trụ cùng với các phi hành gia phát hiện ra một hành tinh có sự sống như Trái Đất?
4. Hãy chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
a. Đấy là một trong số những thiên hà hiếm hoi mà chúng ta trông thấy ở vị trí nằm theo phương vuông góc với mặt phẳng của “bánh xe.
b. Thời hạn truyền tin lâu hàng triệu năm, hàng chục ngàn thế hệ nối tiếp nhau cũng chưa chờ đợi nổi, điều đó có nghĩa là “không bao giờ, dù là đối với hậu thế xa xôi nhất.
5. Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau và nêu chức năng của chúng:
(1) Thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca nom rất đẹp. (2) Ở xa bảy triệu pác-xéc, có thể nhìn thấy rìa của nó. (3) Thiên hà nghiêng về một phía như con chim đang lượn. (4) Nó trải rộng về mọi hướng, nom như cái đĩa mảnh và rõ ràng là cấu tạo bởi những nhánh hình xoáy ốc. (5) Còn ở trung tâm, cái nhân hình cầu rất bẹt cháy rực, nom như một khối sáng dày đặc. (6) Ta thấy rõ rệt là những đảo sao dẹt như thế nào: có thể so sánh thiên hà với cái bánh xe mỏng của bộ máy đồng hồ. (7) Rìa bánh xe nom không rõ, dường như hoà tan vào bóng tối không đáy của không gian.
1. Người kể chuyện ngôi thứ ba, “giấu mình” khiến người đọc có cảm giác câu chuyện đang tự nó diễn ra. Ngôi kể này có khả năng “thấu suốt” mọi chuyện, khách quan nhìn nhận và đánh giá sự việc.
2. Nhân vật Mơ-ven Ma-xơ đã tiến hành thí nghiệm để phát minh ra “chiếc đũa thần”, một thiết bị nhằm rút ngắn khoảng cách thời gian và không gian giữa Trái Đất với các hành tinh trong thiên hà. Phát minh này nếu thành công sẽ giúp con người trên Trái Đất liên lạc nhanh hơn với các hành tinh khác và tìm ra hành tinh có sự sống giống như Trái Đất.
3. Nếu các nhà khoa học phát hiện ra một hành tinh mới có sự sống như Trái Đất em nghĩ con người sẽ có hi vọng được lên trên đó để sinh sống. Nhưng nếu con người chuyển qua một hành tinh khác thì sẽ phải bắt đầu xây dựng lại các công trình như nhà của, khu vui chơi, đương nhiên lúc đó công nghệ, khoa học ở bên đó chưa được phát triển như ở Trái Đất.
4.
a. Dấu ngoặc kép ở từ bánh xe đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Từ bánh xe ở đây chỉ thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca, nhằm nói tới hình dáng thiên hà như cái đĩa mảnh, có nhân hình cầu rất bẹt, chuyển động, giống như bánh xe của bộ máy đồng hồ.
b. Dấu ngoặc kép ở trường hợp này đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt nhấn mạnh. Cụm từ không bao giờ ở đây hàm ý nói tới sự vô vọng của con người trên Trái Đất trong khát vọng nối kết với các hành tinh xa xôi trong thiên hà. Khoảng cách quá xa giữa Trái Đất và thiên hà NGK 4594 (ba mươi hai triệu năm ánh sáng để trao đổi thông tin) là nguyên nhân của sự vô vọng này.
5. Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn: từ ngữ thay thế (nó trong câu (2) và (4) thay cho thiên hà khổng lồ NGK 4565 trong chòm Tóc Vê-rô-nhi-ca trong câu (1) và thiên hà trong câu (3)); từ ngữ lặp lại (thiên hà xuất hiện ba lần; bánh xe xuất hiện hai lần). Các phương tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, thể hiện chủ đề của đoạn văn: miêu tả thiên hà khổng lồ NGK 4565.
Bình luận