Đọc lại truyện Con mối và con kiến trong SGK (tr. 8 – 9) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 3. Đọc lại truyện Con mối và con kiến trong SGK (tr. 8 – 9) và trả lời các câu hỏi:
1. Mối đưa ra lí lẽ gì khi chọn lối sống lười lao động?
2. Các từ ngữ: gầy, béo, ở ăn, nhà cao cửa rộng, tủ hòm,... trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm điều gì?
3. Lí lẽ của kiến khi chọn lối sống chăm chỉ là gì?
4. Các từ ngữ: sinh tồn, đi đời, đàn, tổ, xứ sở,... trong lời thoại cho thấy kiến tập trung quan tâm điều gì?
5. Em có thiện cảm với mối hay kiến? Vì sao? Em có lí lẽ nào để biện hộ cho nhân vật còn lại không? Nếu có thì lí lẽ đó là gì?
6. Theo em, tác giả căn cứ vào tập tính nào của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện? Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này, em có thể chọn hai nhân vật nào khác để thay thế kiến và mối? Liệu có sự khác biệt gì khi đổi nhân vật như vậy?
1. Lí lẽ của mối khi chọn lối sống lười lao động là:
- Lao động rất vất vả.
- Người lao động khó nhọc thì gầy mòn, còn người ngồi hưởng thụ an nhàn thì béo tốt
2. Các từ ngữ: gầy, béo, ở ăn, nhà cao của rộng, tủ hòm,... trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm: thể hiện
mối tập trung quan tâm đến sự hưởng thụ vật chất của bản thân.
3. Lí lẽ của kiến khi chọn lối sống chăm chỉ là:
- Quy luật “có làm thì mới có ăn”, ăn mà không làm thì bao nhiêu của cải rồi cũng hết.
- Sinh tồn là cuộc khó khăn, phải cố gắng chăm chỉ mới được bền lâu.
- Lao động không chỉ vì nhu cầu của bản thân, mà còn bởi chăm lo cho tập thể, cho cái chung.
4. Các từ ngữ: sinh tồn, đi đời, đàn, tổ, xứ sở,… trong lời thoại thể hiện đặc điểm của nhân vật kiến là:
- Biết lo xa, chăm lo cho cuộc sống tốt đẹp bền lâu.
- Không chỉ lo lắng cho bản thân mà còn luôn nghĩ đến tập thể, đến cái chung.
5.
- Nhân vật kiến có hiểu biết, nắm vững quy luật“có làm thì mới có ăn”. Những kẻ chỉ biết hưởng thụ mà không lao động như mối thì của cải dẫu có bao nhiêu cũng sẽ hết.
- Nếu phải biện hộ cho nhân vật còn lại (mối), em thấy rằng mối cũng có lí một phần. Bởi thực tế là không ai mong muốn một cuộc sống vất vả; ai cũng mong muốn được sống an nhàn, ăn ngon, mặc đẹp. Tuy nhiên, nếu chỉ sống hưởng thụ mà không biết lao động, chỉ biết hưởng thụ cho mình mà không có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, đất nước, thì cuộc sống như vậy không chỉ không thể bền lâu, mà còn là cuộc sống vô ích.
6. Tác giả đã căn cứ vào tập tính của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện mà không phải là những con vật khác vì:
- Tập tính của kiến: Kiến sống có kỉ luật, chăm chỉ làm việc, thường tích luy thức ăn trong tổ để phục vụ cho cả đàn và đề phòng khi không kiếm thức ăn.
- Tập tính của mối: Mối là loài thường đục phá gỗ, lấy gỗ làm thức ăn. Chúng sẽ tấn công, đục khoét cho đến khi phần gỗ bị ruỗng (mục) hết.
Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này, có thể chọn hai nhân vật khác để thể hiện. Chẳng hạn, thay cho kiến có thể là ong, thay cho mối có thể là gián. Nhưng loài ong khó mang lại ấn tượng có cơ thể gầy gò. Gian tuy cũng là loài “không chịu lao động mà chỉ biết hưởng thự” nhưng lại không phá hoại làm sập nhà cửa. Vì vậy, việc chọn mối và kiến làm nhân vật để thể hiện nội dung của truyện là hoàn toàn phù hợp, khó có thể thay thế.
Bình luận