Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
Bài tập 5. Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:
(1) Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.
(2) Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần
(3) Tháng Tám nắng rám trái bưởi.
(4) Không nước không phân, chuyên cần vô ích.
(5) Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn.
(6) Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại.
(Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên) – Nguyễn Thuý Loan – Phan Lan Hương – Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1, tập 2), NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2002)
1. Trong các câu tục ngữ trên, câu nào không có các tiếng hiệp vần? Em rút ra nhận xét gì từ điều đó?
2. Nêu một số dấu hiệu về nội dung và hình thức giúp em nhận biết các câu trên đây là tục ngữ.
3. Về nội dung, các câu tục ngữ trên có thể chia làm mấy nhóm?
4. "Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần" – hình thức của câu tục ngữ này có gì khác so với các câu còn lại?
5. Giải thích ý nghĩa của câu "Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại". Nêu bài học mà em rút ra được từ câu tục ngữ đó.
6. Hãy tìm một câu tục ngữ có nội dung tương tự câu (2) trên đây và nêu những điểm giống nhau giữa chúng.
7. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nói quá ở câu tục ngữ”Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn.
1. Trong các câu tục ngữ đã cho, câu " Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại. không có các tiếng hiệp vần. Từ hiện tượng này, ta có thể rút ra: Trong kho tàng tục ngữ, có những câu không có các tiếng hiệp vần.
2. Một số đấu hiệu nổi bật giúp ta nhận biết các câu đã cho đều là tục ngữ:
a. Về hình thức: - Các câu thường ngắn. Trong 6 câu, câu ngắn nhất thường có 6 tiếng, câu dài nhất có 14 tiếng.
- Phần lớn cấc câu đều có những hiệp vần.
- Các câu thường nhịp nhàng, cân đối.
b. Về nội dung: Câu nào cũng chứa đựng kinh nghiệm của ngừoi xưa về một vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống xã hội hoặc tự nhiên.
3. Về nội dung các câu tục ngữ có thể chia làm 3 nhóm.
- KInh nghiệm về thời tiết
- Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp
- Kinh nghiệm về ứng xử trong đời sống
4. Câu tục ngữ “Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần. có mấy điểm khác với các câu còn lại. Thứ nhất, câu này có số chữ nhiều nhất (14 chữ). Thứ hai, nếu ngắt dòng, câu này sẽ có hình thức là một cặp lục bát:
Nói người chẳng nghĩ đến ta, Thử sờ lên gáy xem xa hay gần.
5. Ý nghĩa của câu " Sa chân đỡ lại “Sa chân đỡ lại, sa miệng đỡ không lại!” là câu tục ngữ đề cập đến việc nói năng của con người. Đi đường, nếu sa sẩy xuống chỗ trũng, thậm chí bị ngã, người ta vẫn có thể đứng dậy đi tiếp. Nhưng trong nói năng, lỡ nói điều gì dại dột, sai trái, nhất là động chạm đến người khác, khó mà chữa lại được.
Từ câu này, ta có thể rút ra bài học: luôn cân nhắc cẩn thận khi nói năng. Câu ngạn ngữ “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói!
6. Câu tục ngữ tương tự như: Câu tục ngữ "Nói người chẳng nghĩ đến ta, thử sờ lên gáy xem xa hay gần" khiến ta nghĩ đến một câu tục ngữ khác của Việt Nam:
Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước, hôm sau người cười.
=> Hai câu này có những điểm giống nhau. Thứ nhất, về hình thức, cả hai cầu đều có 14 tiếng và có thể ngắt dòng thành cặp lục bát. Thứ hai, về nội dung, cả hai câu đều muốn nói rằng: Trong cuộc sống, ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm. Không nên cười nhạo khuyết điểm cửa người khác, vì chính bản thân ta cũng có thể có những điểm đáng chê cười.
7. Ở câu tục ngữ “Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc được ăn.”, biện pháp tu từ nói quá được sử dụng ở vế cấy dày cóc được ăn. Theo kinh nghiệm của người nông dân, nếu cấy thưa, cây lúa sẽ phát triển mạnh, thân khoẻ, cho bông to, hạt mẩy, năng suất cao (thừa thóc); ngược lại, cấy dày, lúa sẽ phát triển kém, thân không khoẻ, bông nhỏ, hạt lép, năng suất thấp (cóc được ăn). Ở đây, các được ăn được hiểu là không được ăn, đối lập với thừa thóc.
Bình luận