Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Câu 8. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Nguyễn Trãi - người anh hùng của dân tộc" (SBT trang 3-6)
a) Hãy xác định kiểu văn bản của bài viết Nguyễn Trãi - người anh hùng của dân tộc?
A. Văn bản nhật dụng B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thông tin D. Sự kết hợp của ba phương án trên.
b) Ern hãy cho biết mục đích của tác giả khi viết văn bản trên. Chủ ra sự phù hợp giưa nhan đề và nội dung của bài viết.
c) Em hãy nêu bố cục của bài viết và cho biết ý chính của mỗi phần trong văn bản.
d) Xác định quan điểm (luận đề), các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã nêu lên trong bài nghị luận trên. Phân tích và làm rõ mối quan hệ của các yếu tố đó.
e) Hãy chỉ ra những biểu hiện cụ thể và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài nghi luận. Qua đó, làm rõ thái độ, tình cảm của tác giả đối với danh nhân Nguyễn Trãi.
a) Đáp án B.
b)
Tác giả Phạm Văn Đông, với tư cách là Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Công hoa, năm 1962 nhân Kỉ niệm 520 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi (1380 — 1442) đã viết bài ca ngợi con người, sự nghiệp cứu nước, sự nghiệp văn hoá, văn học trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước của Nguyễn Trãi. Đây là giai đoạn cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống để quốc Mỹ xâm lược và xây đựng chế độ mới ở miền Bắc nên bài viết có ý nghĩa quan trọng:
- Khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.
- Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của dân tộc ta trước nhân dân và các lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới, kêu gọi sự ủng hộ của họ, phản bác lại sự xưyên tạc của kẻ thù về mục đích cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam.
- Khẳng định truyền thống chống giặc ngoại xâm và niềm tin vào chiến thắng của dân tộc.
- Bài viết có giá trị đối nội và ngoại giao quan trọng trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ. Đây cũng là bước đầu chuẩn bị cho việc Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh Nguyễn Trãi là Anh hùng dân tộc — Danh nhân văn hoá nhân Kỉ niệm 600 nằm ngày sinh của ông (1980)..
- Nhan đề của bài viết rất phù hợp với nội dung được trình bày trong bài và cũng chỉnh là luận đề được nhắc lại ở ngay câu mở đầu của bài nghị luận.
c) Bố cục của bài nghị luận gồm bốn phần theo thứ tự đã được đánh số trong văn bản.
- Phần mở đầu: Nêu và giải thích luận đề.
- Nguyễn Trãi - Người anh hùng cứu nước, thương dân và bi kịch của ông.
- Sự nghiệp văn học yêu nước và xây dựng nền văn hoá đân tộc của Nguyễn Trãi.
- Phần kết luận: Tự hào về Nguyễn Trãi, học tập tấm gương danh nhân.
d)
- Luận đề được nêu lên ở ngay câu đầu của bái viết. Đây cũng là quan điểm được khẳng định trong cả bài nghị luận.
- Ở phần 2 và 3 của bài viết, tác giá triển khai cụ thể các vấn đề được nêu lên trong luận đề. Luận điểm của phần 2 và 3 cũng được nêu lên ở ngay câu đầu các phần. Các luận điểm ở phần 2 và 3 đều là sự triển khai một cách cụ thể luận đề của bài viết.
- Các lí lẽ và bảng chứng được đề cập đến trong bốn phần của bài viết đều gắn bó với luận đề và các luận điểm được nêu trong cả bài nghị luận, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng đều có mục địch làm rõ luận đề, tạo thành một hệ thống và chỉnh thể thống nhất trong toàn bài.
- Các em cần dẫn ra những dẫn chứng thể hiện mối liên hệ giữa các luận điểm với luận đề, giữa các lí lẽ, bằng chứng với luận điểm trong từng phần của bài viết.
e) Các em tìm những câu có yếu tố biểu cám và phân tích tác dụng của chúng trong mối quan hệ với các lập luận:
Các câu biểu cảm trong bài sẽ giúp cho lập luận trở nên giàu sức thuyết phục hơn, bớt khô khan hơn và thể hiện một cách trực tiếp thái độ, tình cảm của tác giả.
Qua các lập luận và các câu biểu cảm, tác giả đã thể hiện sự khâm phục, ca ngợi, tự hào và cảm thông với số phận bi kịch của Nguyễn Trãi.
Bình luận