Đề số 2: Đề kiểm tra công nghệ trồng trọt 10 Kết nối bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng
ĐỀ SỐ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cần làm gì để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất?
- A. Tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- B. Xen canh các loại cây không phù hợp với loại đất mà ta đang canh tác để làm cân đối các chất trong đất.
- C. Kết hợp việc trồng trọt và bón phân hữu cơ và phân vi sinh.
- D. Xúc đất thiếu dinh dưỡng đổ đi nơi khác và lấy đất có nhiều dinh dưỡng bù vào.
Câu 2: Câu nào đúng về biện pháp bón phân trong cải tạo đất mặn?
- A. Hạn chế sử dụng phân hữu cơ.
- B. Hạn chế sử dụng phân vô cơ chứa clo hoặc sulfate.
- C. Bón vôi và rửa mặn có tác dụng cải tạo đất nhanh chóng.
- D. Cần bón phân liên tục để đạt hiệu quả cao.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm của đất xám bạc màu?
- A. Tầng đất mặt dày, lớp đất mặt có thành phần cơ giới ở mức trung bình.
- B. Đất có màu xám trắng và thường bị khô hạn.
- C. Hầu hết có tính chua (pH < 4,5)
- D. Nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn.
Câu 4: Đâu là một biện pháp cải tạo đất xám bạc màu?
- A. Cày nông để hạn chế đưa sét tầng dưới lên tầng mặt.
- B. Tăng lượng phân bón hoá học.
- C. Tập trung vào trồng một loại cây qua thời gian dài.
- D. Trồng cây cải tạo đất như cây họ đậu, cây phân xanh,…
Câu 5: Phát biểu nào sau đây chưa đúng?
- A. Đất chua là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.
- B. Cây trồng lấy đi một lượng cation kiềm trong đất mà không hoàn trả lại.
- C. Quá trình canh tác bón phân hóa học chua sinh lí vào đất, các cation SO42+, K+ được keo đất hấp phụ để lại gốc SO42-, Cl- khiến cho đất bị chua.
- D. Sự phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kị khí đã sinh ra nhiều loại acid hữu cơ làm cho đất bị chua.
Câu 6: Biện pháp nào sau đây không giúp ích nhiều / vô ích trong cải tạo đất mặn?
- A. Cày không lật, xới nhiều lần để cắt đứt mao quản làm cho muối không thấm lên tầng đất mặt.
- B. Xây dựng chế độ luân canh hợp lý, bố trí thời vụ để tránh mặn.
- C. Trồng cây chịu mặn để hấp thụ bớt Na+ trong đất trước khi trồng các loại cây khác.
- D. Dẫn nước ngọt vào ruộng, cày bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng.
Câu 7: : Đâu không phải nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu?
- A. Địa hình: dốc thoải nên dễ bị xói mòn và rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng.
- B. Đá mẹ: đất hình thành trên các loại đá mẹ có tính chua, rời, không có kết cấu nên không giữ được chất dinh dưỡng.
- C. Khí hậu: mưa nhiều, nhiệt độ cao gây ra phong hoá, phân huỷ các chất nhanh
- D. Con người: cách thức canh tác hiện đại nên đất bị thoái hoá mạnh.
Câu 8: Một trong những nguyên nhân chính khiến cho đất bị chua là gì?
- A. Do nước tưới làm rửa trôi các anion kiềm (Ca2-, Mg2-, K-) trong đất.
- B. Do lạm dụng thuốc trừ sâu làm chua hóa đất.
- C. Do nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm (Ca2+, Mg2+, K+) trong đất.
- D. Do phương thức canh tác không thích hợp làm cho các ion ở keo đất mất khả năng tạo ra dinh dưỡng.
Câu 9: Hiện tượng xâm nhập mặn chủ yếu xảy ra ở đâu Việt Nam?
- A. Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Các tỉnh ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- C. Các tỉnh đồng bằng duyên hải miền Trung.
- D. Tây Nguyên.
Câu 10: Vì sao bón vôi lại cải tạo được đất mặn?
- A. Bón vôi hút Na+ vào keo đất.
- B. Bón vôi hút NaSO4 vào keo đất.
- C. Bón vôi đẩy Na+ ra khỏi keo đất.
- D. Bón vôi thúc đẩy các quá trình oxy hoá-khử trong đất, giảm hiệu lực của các muối.
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | A | D | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | C | A | C |
Bình luận