Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau

Bài tập 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong những ngữ liệu sau:

a) Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

b) Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, mội già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)

c) Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó - những ai đó - trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)


Câu a. 

  • Thành phần chêm xen của câu a) là cụm từ "kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội" và "làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi".
  • Tác dụng: "kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội" bổ sung ý nghĩa cho "người Hà Nội" để thể hiện con người nơi đây tiêu biểu cho nền văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước. Còn "làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi" chú thích cho "lao động giỏi".

Câu b. 

  • Thành phần chêm xen của câu b) là "mội già một trẻ, một lành lặn, một thương tật".
  • Tác dụng: thành phần "mội già một trẻ, một lành lặn, một thương tật" bổ sung ý nghĩa cho cụm "ông và dì". Từ đó, người đọc có thể hình dung rõ sự đau thương của hai số phận con người.

Câu c: 

  • Thành phần chêm xen của câu c) là "như một phản ứng nghề nghiệp" và "những ai đó".
  • Tác dụng: "như một phản ứng nghề nghiệp" phụ chú thêm ý nghĩa cho cụm "rất nhanh", "những ai đó" bổ sung ý nghĩa về số lượng cho "ai đó".

Bình luận

Giải bài tập những môn khác