Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 3: Tú Uyên gặp Giáng Kiều

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?

Câu 2: Hãy diễn xuôi đoạn từ “Trước sân mừng tỉnh … thiết tha”. So sánh sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi.


Câu 1:

- Thông điệp trong văn bản không thực sự nổi bật, vì vậy hãy trả lời theo suy nghĩ của em. Lưu ý tác giả sống ở thế kỉ XIX nên quan điểm, cách nhìn có thể khác với chúng ta ngày nay. Ví dụ một số thông điệp mà em có thể đưa ra như: sự say mê, chờ mong rồi cũng sẽ có ngày có được; con người cần phải hành xử đúng đắn, theo đúng lễ nghi;…

Câu 2:

Tham khảo: Hiểu lời Giáng Kiều nói, Tú Uyên tỉnh ra trong không gian có ánh trăng, có hoa, có tiếng cười. Giáng Kiều làm phép một lần nữa, khung cảnh đổi thay: mây bỗng kéo quanh nhà, nhà tranh bỗng biến thành lâu đài, ánh sáng bừng lên một góc trời, quân áo đẹp phô ra trước mặt. Không khí của buổi tiệc trở nên vui vẻ, rộn ràng, đầy sắc màu. Ai nấy đều mang một vẻ đẹp riêng. Mọi người nói cưới, chúc mừng tâng lang, tân nương. Những điệu múa đầy màu sắc, hấp dẫn lòng người được trình diễn. Buổi tiệc thật là linh đình.

=> Sự khác biệt: Đoạn truyện thơ có vần điệu, có tính nhạc còn đoạn diễn xuôi thì không. Đoạn truyện thơ thể hiện tính nghệ thuật cao hơn phần nào. Đoạn truyện thơ còn có thể giúp người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, tạo ra sự ấn tượng cho người đọc. Đoạn diễn xuôi có câu từ đầy đủ, rõ ràng, giúp người đọc có thể hiểu ngay trong khi đoạn câu cú trong đoạn truyện thơ đã được tổ chức lại, có thể khiến người đọc hơi khó hiểu khi đọc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác