Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 3: Tú Uyên gặp Giáng Kiều

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

Câu 2: Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên thể hiện qua văn bản.

Câu 3: Phân tích đặc điểm của nhân vật Giáng Kiều thể hiện qua văn bản.

Câu 4: Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại sau đây:

Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân

Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi

Song còn mấy bạn tương tri

Bấy lâu chưa có chút gì là đâu

Trước xin từ biệt cùng nhau

Chữ duyên này trở về sau còn dài”

Câu 5: Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?


Câu 1: 

- Nội dung của văn bản là về chuyện Giáng Kiều xuống trần kết duyên với Tú Uyên theo nhân duyên đã định.

=> Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản là duyên kiếp của Giáng Kiều.

Câu 2:

Các đặc điểm của nhân vật Tú Uyên được thể hiện qua văn bản:

- Sự yêu thích cuồng nhiệt, ngưỡng mộ cái đẹp: Điều này được thể hiện qua chuyện Tú Uyên lúc nào cũng ôm tranh bên mình, lòng mơ tưởng đến người đẹp. Các câu thơ ở phần đầu của văn bản cho thấy nỗi tương tư của anh ta khi chỉ có bức hình mà không có người thực sự nhưng vẫn cố coi đó như là thật. Các câu thơ như “Ấy ai điểm … chào chúa Đông” cho thấy tình cảm tha thiết, mong đợi. Khi thấy người trong tranh bước ra chính là người mà mình hằng ao ước, Tú Uyên đã vui mừng khôn xiết rồi còn trách móc sao nỡ để để người bận lòng.

- Biết nói lời ngon ngọt, có ham muốn “xác thịt”: Điều này được thể hiện qua những câu như “Giọng tình sánh với quỳnh tương / Giả say sinh mới toan đường lần khân”. Câu “Chiều lòng chi nỡ ép nài mưa mây” cho thấy ham muốn sắc dục của Tú Uyên là thường tình, anh vẫn hiểu chuyện, biết hành xử đúng đắn.

Câu 3: 

Các đặc điểm của nhân vật Giáng Kiều được thể hiện qua văn bản:

- Giáng Kiều là một tiên nữ sinh đẹp, giỏi giang: Điều này được thể hiên qua nhan sắc khiến cho Tú Uyên say mê, qua việc làm các món ăn, qua việc tổ chức đám cưới, qua việc đối đáp.

- Giáng Kiều luôn coi trọng phẩm giá, giữ mình theo đúng khuôn phép. Điều này thể hiện qua lời đáp của nàng khi trả lời câu hỏi của Tú Uyên.

- Giáng Kiều đến với Tú Uyên là một định mệnh đã sắp đặt.

Câu 4:

- Giáng Kiều có cách ứng xử khôn khéo trước việc giả say, lần khân của Tú Uyên. Nàng gợi nhắc chuyện vì nguyên nhân mắc nợ kiếp trước nên mới xuống trần để kết duyên với chàng. Hơn nữa nàng còn mấy bạn tương tri sẽ đến dự buổi hôm nay. Cuối cùng, nàng nhắc nhở Tú Uyên duyên kiếp này sẽ còn kéo dài về sau, không có gì phải vội vàng. => Cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều là trực tiếp, cho Tú Uyên thấy được suy nghĩ và tình cảm trong lòng của mình.

Câu 5: 

Các dấu hiệu:

- Văn bản có hình thức văn vần (lục bát), có cốt truyện.

- Văn bản viết bằng chữ Nôm

- Văn bản do trí thức Nho học sáng tác (có thể là của Vũ Quốc Trân).

- Văn bản có chất lượng nghệ thuật cao. Điều này được thể hiện qua vần điệu, ngôn ngữ ước lệ, nghệ thuật hoá, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Các chi tiết có sự tổ chức theo những hướng nhất định để làm nổi bật nội dung muốn truyền tải. Văn bản có sự kết hợp tự sự với trữ tình.

- Nhân vật nữ trong văn bản là một giai nhân điển hình.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác