Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Cách giải thích nghĩa của từ

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: a) Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Thu điếu, Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.

  1. b) Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau:

– lá gan, lá phổi, lá lách,...

– lá thu, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài,...

– lá cờ, lá buồm,...

– lá cót, lá chiếu, lá thuyền,...

– lá tôn, lá đồng, lá vàng....

Hãy xác định nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết cơ sở và phương thức chuyển nghĩa của từ lá.

Câu 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, ốc, tim,...) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.

Câu 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển.


Câu 1:

  1. a) Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, từ lá được dùng theo nghĩa gốc. Đó là nghĩa: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, thường có hình dáng mỏng, có bề mặt.
  2. b) – lá dùng với các từ chỉ bộ phận cơ thể người.

– lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.

– lá dùng với các từ chỉ vật bằng vải.

– lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ,...

– lá dùng với các từ chỉ kim loại.

Tuy trong các trường hợp trên, từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau, nhưng vẫn có điểm chung:

– Khi dùng với các nghĩa đó, từ lá gọi tên các vật khác nhau, nhưng các vật đó có điểm giống nhau (tương đồng): đó đều là các vật có hình dáng mỏng, dẹt như cái lá cây.

– Do đó các nghĩa của từ lá có quan hệ với nhau: đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như lá cây).

Câu 2: 

Ví dụ:

– Trinh sát của ta đã tóm được một cái lưỡi. (Ý nói bắt được một tù binh để khai thác tin tức bí mật của đối phương – cái lưỡi là cơ quan nói năng của con người).

– Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường (cầu thủ).

– Nhà ông ấy có năm miệng ăn (năm người).

– Giăng Van–giăng trong truyện "Những người khốn khổ" là một trái tim nhân hậu (người nhân hậu).

– Đó là những gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam (người làm thơ).

Câu 3: 

Các từ chỉ vị giác là: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi,... Một số ví dụ trong đó các từ này chuyển nghĩa để chỉ:

– Đặc điểm của âm thanh, lời nói:

+ Nói ngọt lọt đến xương.

+ Một câu nói chua chát.

+ Những lời mời mặn nồng, thắm thiết.

– Mức độ của tình cảm, cảm xúc:

+ Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.

+ Nó đã nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình.

+ Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác