Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 1: Cách giải thích nghĩa của từ

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nghĩa của từ là gì? Nghĩa của từ được nhận diện thông qua đâu? Có thể giải thích nghĩa của từ bằng những cách nào?

Câu 2: Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường thứ ba. hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế.

Ví dụ trên giải thích nghĩa theo cách nào?

Câu 3: a) Hãy giải thích nghĩa của các từ “đẫy đà, bất chợt, bất an, sơ suất” theo cách dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

  1. b) Hãy giải thích nghĩa của các từ “tươi trẻ, sơn hà” theo cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Câu 4: Từ “thảm”, “chân” trong các ví dụ sau đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

  1. a) Tấm thảm trải sàn này đẹp quá!
  2. b) Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này.
  3. c) Dưới chân đồi là một ngôi nhà tuyệt đẹp.
  4. d) Anh ấy đã đem về vinh quang cho Tổ quốc bằng đôi chân to khoẻ của mình.

Câu 5: Chọn ba chú thích giải thích nghĩa của từ trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và cho biết mỗi chú thích đã giải nghĩa từ theo cách nào.


Câu 1:

– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.

– Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

– Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ; chú ý đến sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa (nếu có).

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Câu 2:

– Ví dụ trên được giải thích bằng cách phân tích nội dung nghĩa của từ và nêu phạm vi sử dụng.

Câu 3: 

  1. a) – Đẫy đà: to béo, mập mạp.

– Bất chợt: “chợt”: xảy ra thình lình và trong khoảnh khắc; “bất chợt”: như “chợt” nhưng nghĩa mạnh hơn.

– Bất an: không yên ổn.

– Sơ suất: không cẩn thận.

  1. b) – Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung.

– Sơn hà: “sơn” là núi, “hà” là sông; “sơn hà”: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.

Câu 4: 

  1. a) Thảm ở ví dụ này mang nghĩa gốc, chỉ “hàng dệt bằng sợi to, thường có hình trang trí, dùng trải trên lối đi, trên sàn nhà”.
  2. b) Thảm trong trường hợp này là nghĩa chuyển, chỉ “lớp lá cây dày phủ trên mặt đất”.
  3. c) Chân trong ví dụ này là nghĩa chuyển, chỉ phần dưới của một sự vật.
  4. d) Chân trong trường hợp này mang nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của con người, nằm ở dưới bụng.

Câu 5: 

Ví dụ:

– Mô tê (từ ngữ địa phương miền Trung): đâu đó.

=> Cách giải thích nghĩa: Dùng một từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. Cách giải thích này đã xác định rất rõ phạm vi sử dụng của từ mô tê là ở một số địa phương miền Trung.

– Lưu tốc: tốc độ chảy của dòng nước.

=> Cách giải thích nghĩa của từ: Phân tích nội dung nghĩa của từ.

– Biền: bãi lầy ở ven sông, khi triều lên thì ngập nước.

=> Cách giải thích nghĩa của từ: Phân tích nội dung nghĩa của từ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác