Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Kết nối bài 15: Sinh quyển
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Quan sát hình dưới đây và mô tả sự thay đổi thảm thực vật theo vĩ độ và theo độ cao?
Câu 2: Trong chiều dài của sinh quyển, sinh vật có phân bố đều hoàn toàn không? Tại sao?
Câu 3: Sự phân bố các kiểu thảm thực vật có thể đại diện cho sinh vật nói chung. Giải thích tại sao?
Câu 4: Phân tích sự phân bố của động vật gắn liền với sự phân bố của thực vật?
Câu 5: Địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đất và sinh vật? Giải thích tại sao?
Câu 1:
- Theo độ cao có các kiểu phân bố:
- Băng tuyết
- Đài nguyên
- Rừng lá kim
- Rừng lá rộng ôn đới
- Rừng nhiệt đới
- Theo vĩ tuyến
- Rừng nhiệt đới
- Xa van
- Hoang mạc và bán hoang mạc
- Thảo nguyên ôn đới
- Rừng lá rộng ôn dới
- Rừng hỗn hợp
- Rừng lá kim
- Đài nguyên
- Hoang mạc cực
Câu 2:
Sinh vật không phân bố đều khắp sinh quyển mà chỉ tập trung vào một lớp dảy khoảng vài chục mét. Đây là nơi chủ yếu có thực vật mọc.
Câu 3:
Sự phân bố các kiểu thảm thực vật có thể đại diện cho sinh vật nói chung, vì: Động vật có mối quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Thực vật là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn của bất kì hệ sinh thái nào, vì thế sự phân bố của động vật gắn liền với thực vật; việc xem xét sự phân bố các kiểu thảm thực vật có thể đại diện cho sinh vật nói chung.
Câu 4:
Sự phân bổ của động vật gắn liền với sự phân bố của thực vật:
- Thực vật là nơi cư trú của động vật.
- Thực vật là nguồn thức ăn của động vật:
+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phát triển và phân bố của động vật.
- Trong chuỗi thức ăn của bất kể hệ sinh thái nảo, thực vật là mắt xích đầu tiên: nơi có thực vật phong phủ thì có nhiều động vật ăn cỏ, nơi nhiều động vật ăn cỏ thì có nhiều động vật ăn thịt... Ví dụ: Thực vật là có thể có động vật ăn cỏ là thỏ. Thỏ lại là mồi của động vật ăn thịt như chó sói, hổ, báo. Như vậy, các động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường nhất định.
Câu 5:
- Địa hình ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất:
+ Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa diễn ra chậm, quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho quá trình xâm thực, xói mòn mạnh, đặc biệt khi lớp phủ thực vật bị phá hủy, nên tầng đất thường mỏng và bạc màu.
+ Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
+ Các hướng sườn khác nhau, sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau, vì thế sự phát triển của lớp phủ thực vật cũng khác nhau, ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất.
- Địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật:
+ Nhiệt độ, độ ẩm không khí thay đổi theo độ cao địa hình, dẫn đến hình thành các vành đai sinh vật khác nhau.
+ Các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng khác nhau, do đỏ ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật.
+ Độ dốc địa hình: Nơi có độ dốc lớn, đất bị xói mòn, xâm thực mạnh mẽ hơn nơi có độ dốc nhỏ, từ đó sự phát triển của sinh vật cũng khác nhau.
Xem toàn bộ: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 Kết nối bài 15: Sinh quyển
Bình luận