Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Chân trời bài 20: Cơ cấu dân số
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Phân tích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô?
Câu 2: Chứng minh rằng tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô có sự thay đổi theo không gian và thời gian?
Câu 3: Tại sao lại có các luồng di chuyển dân cư trên thế giới?
Câu 4: Phân tích mối quan hệ của dân số và nguồn lao động?
Câu 1:
- Tự nhiên sinh học:
+ Khả năng sinh đẻ chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định.
+ Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của người phụ nữ là từ 15 đến 49 tuổi.
+ Nơi nào có số người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại.
- Tập quán và tâm lí xã hội:
+ Tâm lí có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm,... là tập quán và tâm lí chung của xã hội cũ, đặc biệt ở vùng nông thôn và ở một số tôn giáo (đạo Hồi, đạo Hinđu,...) đã làm tăng mức sinh.
+ Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ,... sẽ tạo điều kiện cho quá trình giảm sinh.
Phát triển kinh tế – xã hội:
+ Theo khảo sát từ thực tế: Đời sống thấp thì mức sinh đẻ cao và ngược lại. Mức sinh đẻ tỉ lệ nghịch với quy mô của cải mà con người có.
+ Đời sống thấp thì trình độ dân trí của người dân thấp, không hiểu biết những tác động của việc sinh đẻ nhiều,... làm cho tỉ suất sinh thô tăng.
+ Kinh tế phát triển, bình đẳng giữa nam và nữ, người phụ nữ tham gia nhiều vào các công tác xã hội, trình độ dân trí cao,... sẽ làm cho tỉ suất sinh thô giảm.
+ Các nước có nền kinh tế phát triển thường có tỉ suất sinh thô thấp hơn các nước đang phát triển.
- Chính sách dân số:
+ Những chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số.
+ Chính sách dân số có thể là khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước, từng thời kì.
Câu 2:
- a) Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau
- Tỉ suất sinh thô chịu tác động của các nhân tố:
+ Tự nhiên – sinh học: Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của người phụ nữ là 15 – 49 tuổi. Nơi nào có số người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại.
+ Phong tục tập quán và tâm lí xã hội ảnh hưởng đến việc sinh nhiều con hay ít con. Tâm lí có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm,... đã làm tăng mức sinh. Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ,... sẽ tạo điều kiện cho quá trình giảm sinh.
+ Trình độ phát triển kinh tế – xã hội: Thực tế cho thấy, mức sống thấp thường có mức sinh cao và ngược lại.
- Tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Chính sách dân số: Khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thời kì.
+ Thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, bão lụt,...) ảnh hưởng đến tỉ suất tử.
+ Mức sống của dân cư: Mức sống càng cao thì tỉ suất tử càng thấp.
+ Cơ cấu tuổi của dân số: Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người cao tuổi đều có khả năng thúc đẩy ti suất tử cao.
+ Trình độ y học: Trình độ y học càng cao; mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh càng phát triển, càng tạo nhiều khả năng giảm tỉ suất tử.
+ Môi trường sống: Môi trường trong sạch, tuổi thọ được nâng cao; môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ.
+ Chiến tranh và các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến tỉ suất tử.
+ Dịch bệnh tác động nhiều đến tỉ suất tử (ví dụ: Đại dịch Covid -19 xảy ra trên toàn thế giới đã làm chết hàng triệu người).
- b) Các nhân tố này tác động khác nhau ở mỗi quốc gia, địa phương, vùng, lãnh thổ,... nên trên thế giới có tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô khác nhau.
Câu 3:
- Nguyên nhân gây nên sự chuyển cư do “lực hút và lực đẩy” tại vùng xuất nhập cư và các nguyên nhân khác.
+ Các nguyên nhân lực hút đến các vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi; dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường xã hội tốt hơn.
+ Các nguyên nhân là lực đây cam mi vùng cư trú do điều kiện sống cư ít, quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm; đất đai canh tác quá ít, bạc màu, không có tiền vốn và kĩ thuật để chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống.
– Các nguyên nhân khác: hợp lí hóa gia đình, nơi ở cũ bị giải tỏa để xây dựng các công trình, chiến tranh, dịch bệnh,...
Câu 4:
- Nguồn lao động là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội và là yếu tố hàng đầu không thể thay thế được kể cả khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh.
- Mối quan hệ này thể hiện khác nhau giữa các nhóm nước:
+ Ở các nước đang phát triển:
- Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra với quy mô lớn, tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động chiếm 40 – 50% dân số, gia tăng dân số kéo theo gia tăng nguồn lao động.
- Nếu các nước này có giảm được nhịp điệu gia tăng dân số thì tốc độ tăng nguồn lao động vẫn còn cao trong một thời gian nữa.
+ Ở các nước phát triển:
- Do mức gia tăng dân số thấp nên dân số phát triển ổn định, làm cho nguồn lao động tăng ở mức thấp.
- Một nước có mức gia tăng dân số dưới 0%, trong tương lai sẽ thiếu hụt nguồn lao động dự trữ và bổ sung.
Bình luận