Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Chân trời bài 20: Cơ cấu dân số

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nhân tố nào ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới?

Câu 2: Trình bày ý nghĩa của cơ cấu dân số theo giới?

Câu 3: Trình bày cơ cấu dân số theo giới? 

Câu 4: Trình bày cơ cấu dân số theo tuổi?

Câu 5: Trình bày cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa?

Câu 6: Trình bày cơ cấu dân số theo lao động?

Câu 7: Phân biệt xuất cư và nhập cư?

Câu 8: Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?

Câu 9: Cơ cấu dân số già và dân số trẻ đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia có những thuận lợi và khó khăn gì?


Câu 1: 

Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới:

+ Tự nhiên: tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam...

+ Kinh tế – xã hội: trình độ phát triển kinh tế – xã hội, chiến tranh, tại nạn, chuyển cư, việc chăm bà mẹ và bé gái chưa tốt, phong tục tập quán,... .

Câu 2:

Ý nghĩa của cơ cấu dân số theo giới:

+ Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.

+ Khi phân tích cơ cấu dân số theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học, mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ.

Câu 3:

* Cơ cầu dân số theo giới tính:

 - Cơ cầu dân số theo giới tính biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (Tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân) hoặc tỉ số giới tính (100 nữ thì tương ứng có bao nhiêu nam).

  - Cơ cầu dân số theo giới tính thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nước, các khu vực, phụ thuộc vào tinh trạng chiến tranh, tỉnh hình phát triền kinh tê, quan niệm xã hội....

  - Cơ cấu dân số theo giới tính tác động tới phân bó sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,...

Câu 4: 

* Cơ cấu dân số theo tuổi:

  - Cơ cấu dân số theo tuổi biểu thị tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trong tổng số dân. Các nhóm tuổi có thể được phân theo khoảng cách đều nhau như: 0 - 4 tuổi, 5 - 9 tuổi, 10 - 14 tuổi,... hoặc không đều nhau như: 0 - 14 tuổi, 15 - 64 tuôi, 65 tuổi trở lên.

  - Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

Câu 5: 

* Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

  - Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư; thường thể hiện qua tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,...

  - Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.

Câu 6:

* Cơ cấu dân số theo lao động

   Cơ cấu dân số theo lao động là sự biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội. Có thể phân chia nguồn lao động thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế (người có việc làm ổn định hoặc tạm thời, người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm) và dân số không hoạt động kinh tế (học sinh, sinh viên, người nội trợ,...) hoặc phân chia số lao động hoạt động trong ba khu vực kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: công nghiệp và xây dựng; dịch vụ).

Câu 7: 

 

Tỉ suất nhập cư

Tỉ suất xuất cư

Định nghĩa

Là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

Là tương quan giữa số người xuất cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

Cách tính

Số người nhập cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

Số người xuất cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

Nhân tố tác động

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...).

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...)

Ý nghĩa

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

 Câu 8: 

 

Gia tăng dân số tự nhiên

Gia tăng dân số cơ học

Giống nhau

- Đều là quá trình biến đổi dân số trong những khoảng thời gian nhất định.

- Ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia và các khu vực.

Khác nhau

Định nghĩa

Là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người sinh ra và số người chết đi trong một khoảng thời gian nhất định và trên một lãnh thổ nhất định.

Là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và số người nhập cư (những người đến nơi cư trú mới).

Cách tính

Tỉ suất sinh thô - Tỉ suất tử thô. Đơn vị: %.

: Số người xuất cư - Số người nhập cư. Đơn vị: %.

Nhân tố tác động

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế, mức sống, việc làm, thu nhập...); điều kiện tự nhiên, chuyển cư...

Ý nghĩa

Ảnh hưởng đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. Tác động thường xuyên đến sự biến động dân số thế giới

Không ảnh hưởng đến vấn đề biến động số dân của toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng với dân số từng quốc gia, từng khu vực (làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, cơ cấu giới, các hiện tượng kinh tế - xã hội). Tác động không thường xuyên đến sự biến động dân số

 Câu 9: 

- Cơ cấu dân số trẻ:

+ Lao động lớn, lao động dự trữ dồi dào; thị trường tiêu thụ lớn là điều kiện để mở rộng quy mô các ngành kinh tế.

- Cơ cấu dân số già:

+ Tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong giải quyết việc làm, nhu cầu chăm sóc y tế, giáo dục trẻ em lớn.

+ Không chịu sức ép về giáo dục đào tạo và việc làm. Việc nâng cao mức sống, chăm sóc, giáo dục trẻ em tiến hành thuận lợi.

+ Tuy nhiên, phải đối mặt với các vấn đề: Thiếu lao động, tăng hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già, quỹ phúc lợi người già cao, nguy cơ suy giảm dân số


Bình luận

Giải bài tập những môn khác