Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Chân trời bài 13: Nước biển và đại dương

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Theo độ sâu, theo mùa, theo vĩ độ và theo khu vực có dòng biển nóng hoặc lạnh thì nhiệt độ nước biển thay đổi như thế nào?

Câu 2: Ở các đại dương có các dòng biển. Giải thích tại sao?

Câu 3: Giữa biển và đại dương có đội muối khác nhau. Giải thích tại sao?

Câu 4: Phân tích vai trò của biển và đại dương đối với đời sống con người?

Câu 5: Qua các độ sâu 0m – 100m; 100 – 300m; 300 – 1000m, sự giảm nhiệt độ của nước biển như thế nào?


Câu 1: 

- Theo độ sâu: Lớp nước trên mặt biển nhận được lượng nhiệt mặt trời nhiều nhất, càng xuống sâu, lượng nhiệt hấp thụ được càng giảm, nên từ 0 m đến 100 m, nhiệt độ giảm chậm; từ 100 m đến 300 m, nhiệt độ giảm ở mức trung bình; từ 300 m đến 1000 m, nhiệt độ giảm rất nhanh. Từ độ sâu hơn 3000 m (ở bất kì vĩ độ nào), nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi (từ 0° đến +4°C), vì ở độ sâu này, nước biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng xuống và trôi đến.

- Theo mùa trong năm: Mùa hạ, nhiệt độ nước biển cao hơn mùa đông, do ảnh hưởng của nhiệt độ không khí).

- Theo vĩ độ: Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ không khí giảm do góc nhập xạ càng nhỏ, nên nước biển cũng giảm nhiệt độ theo quy luật chung đó.

- Theo khu vực có dòng biên nóng hoặc lạnh: Ở khu vực có dòng biên nóng, nhiệt độ nước biển cao hơn) ở khu vực có dòng biển lạnh.

Câu 2: 

Dòng biển trong các đại dương được sinh ra do các nguyên nhân khác nhau.

- Do gió: Sức gió tạo ra một xung lực cơ học trên mặt làm phát sinh dòng biển. Dòng biển được sinh ra theo cách như vậy thường được gọi là dòng biên xung lực.

+ Khi một dòng biển xung lực phát sinh thì một khối nước lớn bị chuyến đi, mặt nước nơi cuối giả thấp hẳn xuống, trái lại nơi đầu gió lại dâng cao lên. Trong các đại dương đáy nông, mặt nước lại càng lên cao. Để bù vào những chỗ mặt nước đại dương xuống thấp, nước nơi khác phải chuyển đến ba thành dong bo sung; nước chuyển đến bổ sung có thể băng hai cách bằng những dòng biển chạy trên mặt đại dương hay bằng những dòng thẳng đứng từ đáy đại dương dồn lên mặt.

+ Những dòng từ đáy đại dương lên thưởng là nước lạnh. Vì vậy, ở ven bờ biển có gió to thổi từ bờ ra, vì ven bờ nhiệt độ của nước xuống thấp, đó là hiện tượng nước dẫn từ đáy lên.

- Các nhân tố khác: Sự chênh lệch mực nước, nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng giữa các khối nước. Ví dụ, nước nơi mặn chảy đến nơi nhạt, nơi nóng chảy đến nơi lạnh.

- ( vĩ độ thấp và trung bình, gió là nguyên nhân chính sinh ra dòng biển; ở vĩ độ cao, chủ yếu là do sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn giữa các khối nước.

Câu 3: 

Độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau, vì nó tùy thuộc vào tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra.

Câu 4: 

- Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của các sinh vật. Đại dương giữ vai trò điều hòa khí hậu của Trái Đất, không có đại dương thì khí hậu trên Trái Đất sẽ rất khắc nghiệt.

- Biển và đại dương là kho tài nguyên.

+ Theo các số liệu thống kê gần đây, ở biển và đại dương có trên 160,000 loài động vật và 10,000 loài thực vật.

+ Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có đủ các loại khoáng sản như trên lục địa, nhiều loại có trữ lượng lớn hơn các mỏ trên lục địa nhiều lần. Người ta ước tính trữ lượng dầu mỏ ở biển và đại dương khoảng 21 tỉ tấn, khí tự nhiên khoảng 14 nghìn tỉ mỉ,... Rất nhiều mỏ khoáng sản ở biển và đại dương đã

được con người khai thác từ lâu đời như quặng sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho... + Ngoài ra, biển và đại dương còn là nguồn hóa học to lớn với trên 70 nguyên tố hóa học khác nhau.

+ Thủy triều là ng uồn năng lượng vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới. Công suất lí thuyết của năng lượng thủy triều ước tính khoảng 1 tỉ kW. Nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở cửa sông Răng-sơ (Pháp) vào năm 1967 với công suất thiết kế là 240.000 kW.

+ Sự chênh lệch nhiệt độ của nước biển trên bề mặt và dưới sâu cũng là nguồn thủy nhiệt vô cùng to lớn. Ở vùng nhiệt đới, mức chênh lệch nhiệt độ của nước trên mặt và dưới sâu khoảng 10 – 15C; dựa vào sự chênh lệch này người ta đã xây dựng những nhà máy thủy nhiệt. Nhà máy thủy nhiệt đầu tiên đang hoạt động ở gần A–bit–gian (Cốt Đi–voa) với công suất 14,000 kW.

- Biển và đại dương là “chiếc cầu nối liền giữa các lục địa với nhau”. Biển và đại dương là đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn. Hiện nay vận chuyển trên biển đóng vai trò hàng đầu trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển chiếm hơn 3/4 khối lượng hàng hóa trao đổi trên thế giới.

– Biển và đại dương còn là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn.

Câu 5: 

- Từ Om đến 100m nhiệt độ giảm rất chậm.

- Từ 100m đến 300m nhiệt độ giảm ở mức trung bình.

- Từ 300m đến 1,000m nhiệt độ giảm rất nhanh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác