Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 Chân trời bài 13: Nước biển và đại dương

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong tháng, vào ngày không trăng và trăng tròn thì thủy triều lớn nhất; vào ngày trăng thượng huyền và hạ huyền thì thủy triều nhỏ nhất; trong năm sẽ có hai lần thủy triều lớn vào Xuân phân và Thu phân. Giải thích tại sao?

Câu 2: Biển Đỏ là biển có độ muối cao nhất, Ban-tích là biển có độ muối thấp nhất thế giới. Giải thích tại sao?


Câu 1: 

- Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của mặt Trăng và Mặt Trời.

- Trong tháng, thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng và trăng tròn, nhỏ nhất vào ngày trăng thượng huyền và hạ huyền vì:

+ Trong tháng, ngày không trăng và trăng tròn là lúc Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất.

+ Ngày trăng thượng huyền và hạ huyền là lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm vuông góc với nhau, sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất.

- Trong một năm, thuỷ triều có hai lần lớn là vào các ngày Xuân phân và Thu phân: Do những ngày này Mặt Trời chiếu thẳng góc ở Xích đạo, sức hút của Mặt Trời đối với Trái Đất lúc đó là lớn nhất.

Câu 2:

- Biển Đỏ có độ muối cao vì xung quanh hầu như là hoang mạc, dưới một bầu trời không mây, rất ít mưa, bốc hơi nhiều, hầu như không có một dòng sông nào đem nước ngọt chảy vào biển này.

- Ban–tích có độ muối thấp nhất là do nằm ở khu vực ôn đới, nhiều sương mù nước đã bốc hơi ít, lại có nhiều sông đổ nước ngọt vào biển.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác