Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Chân trời bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước là gì?

Câu 2: Địa hình ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm?

Câu 3: Chứng minh rằng chế độ nước của các con sông trên Trái Đất có sự khác nhau?

Câu 4: Chứng minh rằng sự tuần hoàn của nước thực chất là sự trao đổi nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa?

Câu 5: Chứng minh rằng nước trên Trái Đất có sự tuần hoàn?


Câu 1: 

Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước:

Nhiệt độ để dẫn đến quá trình bốc hơi nước.

Các hạt nhân ngưng đọng hơi nước.

Câu 2: 

- Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

- Ảnh hưởng đến chế độ nước sông: độ dốc địa hình lớn, nước mưa tập trung - Ảnh hưởng đến mức nước ng ta địa hình có tác dụng tăng cường nhanh vào sông, khiến cho mực nước dâng nhanh hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa.

+ Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít → mực nước ngầm thấp.

+ Độ dốc nhỏ, nước thấm nhiều hơn → mực nước ngầm cao.

Câu 3: 

- Chế độ nước sông chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn cung cấp nước (mưu, bằng tuyết, nước ngầm), địa thế, thực vật và hộ đảm, hoạt động của con người.

- Các yếu tố này trên Trái Đất khác nhau ở các khu vực khác nhau nên chế độ nước của các con sông khác nhau. Ví dụ, sống ở Xích đạo dây nước quanh năm do có mưa thường xuyên quanh năm, sông ở khu vực nhiệt đới gió mùa có lượng nước vào mùa lũ chiếm 85% lượng nước cả năm do trùng vào thời ki mùa mưa, sống ở khu vực ôn đới lạnh và vùng cực thưởng đồng bằng quanh năm, vào mùa xuân do bằng tuyết tan nên sống có nước dâng cao,…

Câu 4: 

- Vì, khi nước từ đại dương chuyển thành hơi nước nó đã hấp thụ một lượng nhiệt rất lớn trên mặt đại dương và khi di chuyển vào lục địa gặp điều kiện thuận lợi sẽ thành mưa, nó lại tỏa ra một nhiệt lượng bằng lượng nhiệt đã hấp thụ ở đại dương.

- Thông qua hiện tượng bốc hơi, ngưng tụ, nước đã vận chuyển một lượng nhiệt vào lục địa nên vòng tuần hoàn nước giữa đại dương và lục địa là một quá trình trao đổi nhiệt ẩm (vì để bốc hơi một gam nước phải cần 600 calo, khi nước rơi sẽ trả lại đúng một lượng nhiệt như vậy cho khí quyển).

Câu 5: 

- Dưới tác động của năng lượng nhiệt Mặt Trời, nước dễ dàng bay hơi, nước bốc hơi và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như hơi nước, mây, sương,...

- Khi gặp điều kiện thích hợp, hơi nước sẽ ngưng tụ thành những hạt nước lớn và dưới tác dụng của trọng lực, rơi xuống mặt đất (có thể dưới nhiều hình thức khác nhau như mưa, mưa đá, tuyết rơi,...).

- Nếu hơi nước từ đại dương (hoặc nước trên mặt đất) bốc lên, ngưng tụ rồi rơi xuống. Đó là vòng tuần hoàn nhỏ của sự bốc hơi.

- Nếu nước từ đại dương bốc hơi lên được gió đưa vào đất liền thì:

+ Một phần nhỏ nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ bốc hơi trở về khí quyển.

+ Bộ phận lớn hơn chia ra nhiều phần:

  • Chảy thành dòng, ngấm xuống sâu tạo thành mạch ngầm, cung cấp nước cho các sông, suối, giếng,.. và chảy ra biển.
    • Phần khác đọng lại trong các ao, hồ, đầm hoặc trên các núi cao, trên các vùng lạnh tạo thành lớp phủ băng tuyết.
  • Phần cuối cùng bị thổ nhưỡng các sinh vật giữ lại trong đất hoặc bản thân cây hấp thụ giữ lại.

- Như vậy, tất cả các loại nước trên Trái Đất đều vận động, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín. Sự tuần hoàn này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu.

- Điều hòa chế độ nhiệt, ẩm giữ đại dương và lục địa.

Tất cả các bộ phận của nước như đã phân tích ở trên, cuối cùng sẽ trở về đại dương rồi lại tiếp tục bốc hơi.

→ Trong quá trình thực hiện các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất, nước chỉ thay đổi trạng thái mà không hề bị hao hụt.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác