Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 Chân trời bài 12: Thủy quyển, nước trên lục địa

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Theo nguồn gốc hình thành, hồ được phân loại như thế nào?

Câu 2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông?

Câu 3: Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ngọt?

Câu 4: Nước trên Trái Đất được cân bằng như thế nào?

Câu 5: Khí hậu có tác động như thế nào đến chế độ nước sông?


Câu 1: 

Dựa trên nguồn gốc hình thành các hồ tự nhiên, có thể chia thành hai nhóm chính, cụ thể là:

– Hồ có nguồn gốc nội sinh: hồ kiến tạo hình thành do các đứt gãy lớn như hồ Bai-can, hồ Vích-to-ri-a (Victoria – Kê-ni-a, U-gan-đa (Uganda), Tan-da-ni-a (Tanzania))..; hồ núi lửa hình thành trên miệng núi lửa đã tắt như Biển Hồ ở Pleiku (Việt Nam), hồ Crây-tơ,...

– Hồ có nguồn gốc ngoại sinh: hồ do băng hà tạo ra như Ngũ Hồ (Ca-na-đa, Hoa Kỳ), hồ Gấu Lớn (Ca-na-đa); hồ bồi tụ do sông như hồ Hoàn Kiếm (Việt Nam).

Ngoài ra, còn có hồ nhân tạo được xây dựng để sản xuất thuỷ điện và cung cấp nước cho sản xuất và đời sống như hồ Ka-ri-ba (Kariba - Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Dăm-bi-a (Zambia)), hồ Dầu Tiếng, hồ Hoà Bình (Việt Nam),...

Câu 2:

– Độ dốc lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông, nghĩa là tùy độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng lớn.

- Chiều rộng lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm còn tùy thuộc bề ngang của lòng sông hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn.

Câu 3: 

Có nhiều giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt, trong đó có một số giải pháp quan trọng như:

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới: xây dựng các hồ trữ nước, bảo trì và cải tạo đường ống vận chuyển nước ngọt, giám sát nguồn tài nguyên nước,...

- Sử dụng nguồn nước hợp lí: tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về bảo vệ tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm;...

- Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước: mỗi quốc gia cần xây dựng những khung pháp lí, quy định, chính sách, bộ luật bảo vệ môi trường và nguồn nước, có những biện pháp chế tài đối với những trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, giảm lượng phát thải để ngăn ngừa biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước ngọt đang bị đe doại giám sát chặt chẽ khâu xử lí nước thải của các cơ sở sản xuất,...

Câu 4: 

- Cân bằng nước là lượng nước thu vào và lượng nước mất đi. Trên lục địa, nước thu vào là nước mưa, nước mất đi do bốc hơi và dòng chảy ra. Trên đại dương, nước thu vào là nước mưa, dòng chảy vào, nước mất đi là do bốc hơi.

- Cả lục địa và đại dương, lượng nước thu vào bằng lượng nước mất đi.

Câu 5: 

Tác động của khí hậu đến chế độ nước sông:

- Sự thay đổi từ Xích đạo về cực của khí hậu làm cho chế độ nước của sông cũng có sự thay đổi theo: Sống ở Xích đạo quanh năm đầy nước, sống ở nhiệt đới có hai mùa nước đầy và kiệt trong năm, sống ở ôn đới thường đóng băng vào mùa đông, đến mùa xuân tan băng có nước lớn, sông ở vùng cực gần như đóng băng quanh năm,...

- Các kiểu khí hậu khác nhau cũng làm cho chế độ nước sông khác nhau: Sông ở nhiệt đới gió mùa có lượng nước trong mùa lũ lớn gấp nhiều lần trong mùa kiệt, sống ở nhiệt đới lục địa rất ít nước và thường cạn dòng vào mùa khô, sông ở ôn đới hải dương quanh năm đầy nước, lớn nhất vào mùa xuân, sông ở ôn đới lục địa thường nhiều nước vào mùa hạ, mùa đông rất ít nước; sông ở nơi có kiểu khí hậu địa trung hải thưởng nhiều nước vào thu đông, ít nước vào mùa hạ,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác