Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 10 Chân trời bài 10: Mưa

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tại sao lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ?

Câu 2: Phân tích sự phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 30⁰B từ Đông sang Tây?

Câu 3: Địa hình tác động như thế nào đến lượng mưa trên Trái Đất?


Câu 1:

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ.

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo là do khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực chủ yếu là đại dương và rừng Xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.

Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam là do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn.

Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam là do khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.

Mưa càng ít, khi càng về hai cực Bắc và Nam là do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không bốc hơi lên được.

Câu 2: 

- Phía đông (bờ Đông lục địa châu Á, bờ Tây Thái Bình Dương) thuộc phần đông của lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt gió mùa, chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương và dòng biển nóng nên có lượng mưa khá lớn, khoảng từ 1001 – 2000 mm/năm.

- Vào sâu trong nội địa cho đến tận phía bắc của khu vực Nam Á, do nằm xa ng nội địa cho đến tận biển nên lượng mưa giảm chỉ còn khoảng 501 – 1000 mm/năm.

Sang vùng Tây Nam Á và Bắc Phi lượng mưa giảm xuống rõ rệt chỉ khoảng dưới 200mm/năm, vì đây là vùng hoang mạc, khô hạn. Riêng vùng Tây Bắc Phi lượng mưa có khá hơn từ 201 – 500 mm/năm do nằm tiếp giáp với Đại Tây Dương và Địa Trung Hải.

- Sang phía tây (phần lục địa Bắc Mĩ), lượng mưa cũng thay đổi từ Đông sang - Tây, phía bờ Đông lượng mưa trung bình cao nhất với mức từ 1001 – 2000 mm/năm, vào sâu trong lục địa lượng mưa giảm xuống còn dưới 1000 mm/năm và sau đó tiếp tục giảm còn dưới 500 mm/năm ở khu vực phía tây do dãy núi Coóc-đi-e ngăn ảnh hưởng của biển và chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

- Nhìn chung dọc theo vĩ tuyến 30'B từ Đông sang Tây lượng mưa thay đổi nhiều. Càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng giảm. Bờ Tây mưa ít hơn bờ Đông.

Câu 3: 

Địa hình tác động đến lượng mưa:

+ Độ cao: càng lên cao lượng mưa càng tăng do nhiệt độ giảm, hơi nước dễ ngưng tụ. Nhưng tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.

+ Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, còn ở sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác