Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 Chân trời bài 10: Mưa

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Khu vực Phan Rang tuy giáp biển nhưng lại có lượng mưa thấp nhất nước ta. Giải thích tại sao?

Câu 2: Bão được hình thành như thế nào? Tại sao không có bão ở vùng Xích đạo?

Câu 3: Tại sao cùng nằm trong vùng nội chí tuyến như các khu vực khác như Bắc Phi, Tây Nam Á nhưng Việt Nam lại không có hoang mạc?

Câu 4: Tại sao Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất nước ta?


Câu 1: 

- Vào mùa hè, gió Tây Nam thổi đến khu vực này nhưng ở phía tây bị dãy Trường Sơn Nam chắn hết hơi nước. Phía đông tuy giáp biển nhưng gió Tây Nam thổi qua phần biển phía nam nước ta vào đồng bằng sông Cửu Long lên đến bờ biển Phan Thiết đã chuyển hướng (gần như hướng nam bắc) song song với bờ biển nên không gây mưa, vì thời đây với bờ biển liên không gây mưa, vì thế ở đây thường có hiện tượng “phơn”

- Hơn nữa, đây là khu vực lòng máng vì phía bắc có đèo Cả, phía tây có dãy Trường Sơn, phía nam có mũi Dinh: 3 mặt bị núi chắn, chỉ còn một hướng ra biển, tuy gió có nguồn gốc ẩm thổi theo hướng tây nam nhưng khi tới bờ biển Phan Thiết lại chuyển hướng nam bắc song song với bờ biển, nếu thổi chếch theo hướng tây nam một chút lại bị mũi Dinh chắn nên lượng mưa ở khu vực Phan Rang không nhiều. Về mùa đông, gió Đông Bắc qua biển lại bị đèo Cả chắn nên không gây mưa. Vì thế, lượng mưa trung bình ở đây chỉ có 685mm/năm, số ngày mưa chỉ có khoảng 45 ngày/năm

Câu 2: 

- Sự hình thành bão do phối hợp các điều kiện: Có nhiễu động xoáy thuận ban đầu, sự bất ổn định áp khuynh hoặc áp hướng, trị số lực Côriôlit đủ lớn để tạo nên hiệu ứng “quay”, nhiệt độ nước trên đại dương không nhỏ hơn 26°C, bất ổn định của khí quyển tạo điều kiện cho đối lưu phát triển.

- Bão thường được hình thành trên các vùng biển phía đông lục địa, ven rìa các áp cao cận chí tuyến ở cả Bắc và Nam bán cầu. Trên các vùng biển nóng của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Đại Tây Dương, có 5 trung tâm phát sinh bão. Vùng biển ngoài khơi Philippin và Biển Đông, vùng biển Caribê và Angti, vùng biển trong vịnh Bengan và Oman, vùng biển Nam Ấn Độ Dương và Madagatxca, vùng biển Đông Bắc Ôtxtrâylia.

- Ở Xích đạo, lực Côriôlit bằng 0, không thể hình thành xoáy, nên không có bão.

Câu 3:

- Vùng nội chí tuyến quanh năm tồn tại đai áp cao chí tuyến. Đại áp cao chí tuyến này nén hơi nước xuống mặt đất, làm cho hơi nước không thể bốc lên cao, do đó không thể nào gây mưa. Vì thế, các vùng này nằm dưới đai áp cao chí tuyến quanh năm khô hạn, hình thành nên nhiều hoang mạc.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nhiều, không bị áp cao chế ngự thường xuyên, nên khả năng có hoang mạc thấp hơn so với các vùng khác có khí hậu nhiệt đới khô có mùa khô hạn.

Việt Nam có bề ngang lục địa nhỏ nên chịu ảnh hưởng của biển nhiều mưa nhiều. Trong khi đó bề ngang của lục địa Bắc Phi, Tây Nam Á lớn nên ít chịu ảnh hưởng của biển → mưa ít.

- Bắc Phi và Tây Nam Á có khí hậu hoang mạc, vì nằm ở áp cao thường xuyên, gió chủ yếu là gió Mậu dịch, dòng biển lạnh ven bờ nên ít mưa. Ngoài ra, Bắc Phi còn chịu ảnh hưởng của khối khí nóng đến từ châu Á.

→ Việt Nam không có hoang mạc như các khu vực khác cùng vĩ tuyến.

Câu 4: 

Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm cao nhất nước ta do:

+ Khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông qua biển và nằm trước các sườn đón gió mùa đông.

+ Tháng 10, 11 là thời kì dải hội tụ nhiệt đới thường án ngữ ở khu vực Huế.

+ Mùa hạ ở khu vực này ít mưa do ảnh hưởng của gió Phơn tây nam.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác