Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng việt

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đọc 2 văn bản sau và trả lời câu hỏi.

Văn bản 1:

Văn bản 1:

Văn bản 2:

Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới và cũng là cây bút có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền thơ cách mạng Việt Nam từ sau năm 1945.

Thơ Huy Cận giàu chất suy tưởng, tràn đầy cảm xúc về vũ trụ, luôn thể hiện khát khao hoà điệu với cuộc đời và tạo vật. Tiếp thu đồng thời tinh hoa của nền thơ truyền thống phương Đông và nền thơ Pháp, thơ Huy Cận đã tạo được sự cân bằng hiếm có giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại, giữa chất lãng mạn và chất tượng trưng.

Các tập thơ tiêu biểu của Huy Cận: Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Nước triều đông (tập thơ song ngữ Việt – Pháp, 1994),...

Câu hỏi:

  1. a) Văn bản 1 trình bày những thông tin chính nào về tác giả Huy Cận?
  2. b) So với nội dung trình bày về Huy Cận ở văn bản 2, cách thể hiện thông tin của văn bản 1 có điểm gì khác biệt?

Câu 2: Hãy trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo dưới đây cho đúng.

Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7, năm 1987.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Phạm Xuân Dũng, Phải đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, bảo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11, năm 2009.

Trần Thuỷ Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hồ Thế Hà, Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm 2002.

 


Câu 1: 

  1. a) Văn bản 1 đã trình bày được những thông tin: tên, năm sinh, năm mất, quê quán, các tác phẩm nổi bật, đặc điểm thơ ca, các công việc, danh hiêu, giải thưởng.
  2. b) Văn bản 1 không đơn thuần chỉ dùng phương tiện ngôn ngữ (chữ viết) mà còn kết hợp cả phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh) và được tổ chức các nội dung để trình bày trên khổ giấy.

Câu 2: 

Trình bày và sắp xếp lại:

Hồ Thế Hà (2002), Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7.

Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.

Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phạm Xuân Dũng (2009), Phải đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11.

Trần Đình Sử (1987), Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7.

Trần Thuỷ Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác