Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng việt

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:

Theo Nguyễn Thị Phương Châm (2013), nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. “Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoá trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ...” (Nguyễn Thị Phương Châm, 2013). Rõ ràng, toàn cầu hoá có những tác động mạnh mẽ đến văn hoá giới trẻ, mà một trong những khía cạnh tiêu biểu là văn hoá giải trí của họ.

Câu 2: Xác định những phần trích dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là kiểu trích dẫn nào:

Liên minh châu Âu đang dự định kế hoạch áp đặt trừng phạt đối với các doanh nghiệp bên ngoài châu Âu không tham gia vào lệnh cấm vận mà EU ban hành với Nga.

Các chuyên gia gọi đây là "biện pháp trừng phạt thứ cấp" hoặc "biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ". Gói trừng phạt thứ 11 được thiết kế với mục đích cắt đứt nguồn cung nguyên vật liệu và công nghệ cần thiết cho chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga tại Ukraine.

Câu 3: Quan sát những phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một, Đồ gốm gia dụng của người Việt và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản trên.
  2. Cách trình bày các phương tiện ấy trong văn bản có gì đáng lưu ý?
  3. Chỉ ra tác dụng của từng loại phương tiện trong mỗi văn bản.

Câu 4: Tìm một văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (lưu ý dẫn nguồn đầy đủ). Cho biết loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng và tác dụng của phương tiện ấy trong văn bản.


Câu 1: 

Những phần trích dẫn:

- Nhìn vào hầu hết các khía cạnh của văn hoá Việt Nam trong hai thập kỉ qua, có thể dễ dàng nhận ra màu sắc toàn cầu trong đó, nhất là trong đời sống văn hoá thường ngày. => Trích dẫn gián tiếp

- Có lẽ chỉ trong bối cảnh hiện tại, khi toàn cầu hoá đã “phủ sóng” rộng khắp thì ngay tại Việt Nam, dân chúng mới có thể ngắm hoa anh đào, thưởng thức su-si (sushi), đọc truyện tranh Nhật Bản, nghe nhạc, xem phim Hàn Quốc, thưởng thức quốc hoạ Trung Hoa, lễ hội hoá trang Bra-xin (Brazil), rồi hip-hop, truyện Ha-ri Pót-tơ (Harry Potter), phim Hô-li-út (Hollywood), các thần tượng bóng đá, ca nhạc, điện ảnh quốc tế của giới trẻ... => Trích dẫn trực tiếp

Câu 2: 

- Phần trích dẫn trong đoạn trích: là "biện pháp trừng phạt thứ cấp" hoặc "biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ".

=> Trích dẫn gián tiếp

Câu 3: 

  1. a) Các loại phương tiện phi ngôn ngữ trong:

- Văn bản Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một: hình ảnh, sơ đồ, số liệu

- Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt: hình ảnh

  1. b) Các phương tiện này được trình bày tương ứng với phần nội dung văn bản nó thể hiện, tức là, ví dụ đoạn 1 trình bày về vấn đề A thì sẽ có hình ảnh về vấn đề A. Trong văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt, các hình ảnh còn được xếp cạnh nhau để giúp người đọc có thể nhận thấy sự khác biệt.
  2. c) Các phương tiện giúp người đọc dễ dàng hình dung và theo dõi văn bản.

Câu 4: 

- Các em có thể dễ dàng tìm kiếm văn bản thông tin có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trên các trang báo, tin tức, tạp chí, bách khoa toàn thư,…

- Tác dụng chủ đạo của các phương tiện phi ngôn ngữ là giúp người đọc dễ dàng hình dung, theo dõi văn bản.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác