Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Địa lí 10 Kết nối bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải
4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)
Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển?
Câu 2: Tại sao sự phát triển kinh tế của một quốc gia chịu tác động to lớn của giao thông vận tải?
Câu 3: Sự phân bố đường sắt gắn liền với sự phân bố công nghiệp; sự phát triển đường biển gắn chặt với sự mở rộng buôn bán quốc tế. Giải thích tại sao?
Câu 4: Nước ta có mạng lưới sông ngòi vô cùng dày đặc. Điều này ảnh hưởng như thế nào tới ngành giao thông vận tải?
Câu 6: Tại sao nói : “Giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất độc đáo”?
Câu 1:
- Khối lượng vận chuyển:
+ Là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách được vận chuyển đi.
+ Đơn vị tính: tấn, triệu tấn hoặc nghìn người, triệu lượt người.
- Khối lượng luân chuyển:
+ Là khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển tính trên cơ sở chiều dài đoạn đường.
+ Đơn vị tính: triệu tấn.km hoặc triệu lượt người.km.
Câu 2:
- Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
- Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, thúc đẩy sự giao lưu hàng hóa, tác động đến sự phát triển kinh tế.
- Những tiến bộ của ngành giao thông vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất.
+ Những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư.
+ Nhờ hoàn thiện kĩ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trở nên gần.
- Sự phát triển của giao thông vận tải góp phần thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ. Trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, mỗi lãnh thổ dựa vào những thuận lợi nổi trội của mình về các nguồn lực để sản xuất một số sản phẩm hàng hóa chuyên biệt có giá trị cao (chuyên môn hóa), đưa trao đổi với các lãnh thổ khác. Việc trao đổi đó không thể xảy ra nếu không có hoạt động của giao thông vận tải.
Câu 3:
- Đường sắt: Vận tải đường sắt có ưu điểm nổi bật là vận tải được các hàng nặng trên quãng đường xa với tốc độ nhanh ổn định và giá rẻ, nên rất thích hợp cho vận chuyển hàng hóa công nghiệp (nguyên liệu, sản phẩm,...).
- Đường biển: Do ưu thế chở được khối lượng hàng hóa lớn với giá thành rẻ, vượt được đại dương rộng - lớn, khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn,... nên vận tải đường biển đảm bảo phần lớn trong vận tải hàng hóa quốc tế.
Câu 4:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông (chính vì thế ở nước ta vận tải đường sông có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường bộ).
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc lại không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà, và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ. Điều này rất rõ đối với các tuyến đường chạy theo hướng Bắc – Nam (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất).
Câu 5:
Sự phát triển các trung tâm nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên, nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hóa lãnh thổ công nghiệp sẽ làm tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự li vận chuyển.
Câu 6:
- Giao thông vận tải là ngành không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Sản phẩm của ngành giao thông vận tải chính là sự chuyên chở người và hàng hóa, được đánh giá theo ba chỉ tiêu: khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
- Ngành giao thông vận tải có vai trò đặc biệt mà các ngành khác không có:
+ Đảm bảo cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
+ Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt được thuận tiện.
+ Là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và phân bố dân cư.
+ Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở các vùng núi xa xôi.
+ Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
+ Tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
Bình luận