Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo bài 9: Tôi đã học tập như thế nào?

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Chỉ ra một số điểm khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản Tôi đã học tập như thế nào?  trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên bốn tuổi”. Những khác biệt như vậy có làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm không? Vì sao?

Câu 2: Trong bài Tôi đã học như thế nào? có đoạn “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.”  Em hiểu thế nào là phần “thú”, phần “người” và cuộc đấu tranh giữa hai phần này trong quan niệm của Pê-xcốp?

Câu 3: Trong bài Tôi đã học tập như thế nào? Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của ai và với mục đích gì?

Câu 4: Trong bài Tôi đã học tập như thế nào? thái độ của Pê-xcốp đối với việc học tập của mình?


Câu 1: 

- Khác biệt nội dung trước và sau câu "tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi": Nếu trước đó, tác giả kể lại quá trình việc học đọc của mình, sau khi được Đức Giám mục thuyết phục và cảm hóa thì nội dung trong đoạn văn sẽ có sự thay đổi khi nói về kỹ năng đọc của tác giả được cải thiện hơn, tác giả đã thay đổi về nhận thức, suy nghĩ và hành động sau đó.

- Khác biệt trong hình thức nghệ thuật: Trước câu đó, tác giả có thể dùng phong cách kể chuyện chi tiết, tự thuật về những câu chuyện của mình, trong khi sau câu đó, tác giả lại huóng tới việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm nhiều hơn.

- Điều này cho thấy rằng sự thay đổi trong nội dung của đoạn văn có thể phụ thuộc vào mục đích và ý đồ của tác giả, tùy vào sự phát triển của chuyện hoặc tình huống được miêu tả trong đoạn văn. Sự khác biệt trong hình thức nghệ thuật cũng có thể làm thay đổi cách tác giả truyền đạt thông điệp của mình đến độc giả.

- Những khác biệt như vậy không làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm mà làm cho tác phẩm có nhiều giá trị hơn, ý nghĩa hơn.

Câu 2: 

- Trong quan niệm của Pê-xcốp, phần "thú" và "người" được coi là hai phần bất đồng và đối nghịch nhau trong con người. Phần "thú" đại diện cho bản năng và những giá trị truyền thống, trong khi phần "người" đại diện cho khả năng tự tưởng tượng, sáng tạo và hướng tới những giá trị tốt đẹp của con người.

Câu 3: 

Trong đoạn này, Pê-xcốp đang nói đến phần "con thú", phần "con người" vốn có của ông, với mục đích đề cao giá trị, tác dụng của sách đối với việc thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động của con người, hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn, sống có khát khao,...

Câu 4: 

- Ban đầu thái độ của Pê-xcốp đối với việc học tập vô cùng chán nản, Pê – xcốp đến lớp thường bị một số thầy giáo khó tính không ưa và phân biệt đối xử, dẫn đến cậu bị tổn thương tâm lí và bày ra nhiều trò nghịch ngợm để trả đũa. Mặc dù cậu học khá nhưng bị đuổi khỏi trường vì hạnh kiểm xấu.

- Về sau Giám mục Cri-xan-phơ xuất hiện như một vị cứu tinh của Pê- xcốp như cảm thấy được sự cảm thông mà trước nay không một thầy giáo nào hiểu và câu nói “bây giờ nói tôi phải lặng hơn nước, thấp hơn cỏ thì tôi vui lòng, chăm chú nghe từ đầu tới cuối”, suy nghĩ của cậu đã thay đổi như tìm ra được một chân lí mới.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác